2.1 Giai đoạn 1945 – 1954:
⮚ Hoàn cảnh lịch sử chi phối tình hình tội phạm:
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập đã phải đối mặt với âm mưu xâm lược từ quân Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc, đế quốc Anh ở miền Nam và đảng phái phản động trong nước. Nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn như ngân sách nhà nước cạn kiệt, tình trạng thiếu thốn lương thực diễn ra thường xun. Chính quyền lúc này cịn non trẻ nên chưa có những quy định pháp lý hình sự chặt chẽ ngoài sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh điều chỉnh về một số quan hệ xã hội chủ yếu, còn các tội phạm về trật tự xã hội áp dụng các quy định chế độ cũ không trái quyền lợi giai cấp công nông.
⮚ Tình hình tội phạm:
Tình hình tội phạm chủ yếu là gián điệp, mật vụ, chỉ điểm nhằm phá hoại vùng kháng chiến, làm suy yếu tinh thần chiến đấu của dân tộc. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nạn đói, tội phạm giết người, cướp tài sản xảy ra phổ biến ở các thành phố lớn; các tội phạm trộm cắp, đánh bạc, buôn thuốc phiện, đầu cơ tiền tệ, làm và lưu hành giấy bạc giả xuất hiện ở các vùng giải phóng, vùng chiến khu. Trong bộ máy nhà nước cũng xuất hiện các tội phạm biển thủ công quỹ, tham ô, hối lộ, tuy số lượng ít và khơng phổ biến nhưng đã phản ánh sự xuất hiện của nhóm tội phạm tham nhũng trong những ngày đầu thành lập nước.
2.2 Giai đoạn 1955 – 1975:
⮚ Hoàn cảnh lịch sử chi phối tình hình tội phạm:
Hiệp định Genève bị phá vỡ, Việt Nam giải phóng từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, ở miền Nam từ tháng 9/1954 bị đặt dưới sự bảo trợ của SEATO và đưa Ngơ Đình Diệm lên nắm chính quyền nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này, miền Bắc vừa xây dựng XHCN vừa chi viện cho miền Nam nên tình hình tội phạm ở Việt Nam giai đoạn này chỉ xem xét ở phạm vi miền Bắc.
⮚ Tình hình tội phạm:
Tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất là các tội phản cách mạng như hoạt động gián điệp, biệt kích, hoạt động phỉ, phá hoại, các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội như trộm, cướp, hiếp dâm, giết người, cố ý gây thương tích… có diễn biến phức tạp và xu hướng tăng dần từng năm tập trung tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, các tội phạm kinh tế, chức vụ như tham ô tài sản, bn lậu,
16 Chương 2 – Tình hình tội phạm Chương 2 – Tình hình tội phạm
đầu cơ, kinh doanh trái phép… cũng bắt đầu gia tăng, chiếm tỷ lệ cao nhất là tội tham ô tài sản.
Nhìn chung tình hình tội phạm từ năm 1955 đến 1975 tập trung ở tội phản cách mạng. Tuy nhiên cuối giai đoạn này, do thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên cả 2 miền nên nhóm tội phản cách mạng có chiều hướng giảm. Các tội xâm phạm trật tự xã hội và tội phạm kinh tế lại có xu hướng ngày càng tăng.
2.3 Giai đoạn 1976 – 1985:
⮚ Hoàn cảnh lịch sử chi phối tình hình tội phạm:
Sau Chiến thắng mùa xuân (1975), dù đã rút quân khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn dùng mọi hình thức cơ lập chống phá Việt Nam cả về kinh tế lẫn chính trị. Bên cạnh đó, Chiến tranh biên giới Tây Nam (1975 – 1979) và Chiến tranh biên giới Tây Bắc (1979) “cộng hưởng” với đường lối bao cấp trong quản lý kinh tế kìm hãm sự phát huy nội lực khiến công cuộc khôi phục kinh tế khó khăn.
⮚ Tình hình tội phạm:
Tình hình tội phạm nguy hiểm nhất là các tội phạm phản cách mạng nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, xâm phạm an ninh lãnh thổ, tuyên truyền chống phá chế độ, hoạt động gián điệp, tội phạm phỉ, bạo loạn… và các tội phạm kinh tế đặc trưng trong nền kinh tế bao cấp như tham ô, buôn lậu, đầu cơ, bán hàng cấm, làm giả tem phiếu dùng vào việc phân phối…
2.4 Giai đoạn 1986 – hiện nay:
⮚ Hoàn cảnh lịch sử chi phối tình hình tội phạm:
Với đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống xã hội thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế khiến cho tình hình tội phạm mang bộ mặt khác và nguy hiểm hơn. Giá trị vật chất được đề cao là động lực cho những hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu, tham nhũng, ma túy… trở nên phổ biến.
Kể từ năm 2020, sự ảnh hưởng của Đại dịch Covid19 trên toàn cầu cũng ảnh hưởng phần nào đến tình hình tội phạm. Bên cạnh đó, sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo AI, sự phổ biến của các giao dịch về tiền ảo cũng làm cho tình hình tội phạm ngày càng trở nên phức tạp.
⮚ Tình hình tội phạm:
Các tội phạm trật tự xã hội xảy ra nhiều vụ án với tính chất nghiêm trọng do các băng nhóm có tổ chức, có sự móc nối với tội phạm liên quốc gia.
Hoạt động tội phạm ma túy diễn biến rất phức tạp, có tính chất nghiêm trọng.
Tội phạm xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ xảy ra trong nhiều lĩnh vực. Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, trốn thuế diễn biến phức tạp, tập trung ở các tuyến biên giới, các tỉnh, thành phố lớn.
Tội phạm kinh tế xảy ra nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xuất khẩu lao động… Trong đó, chính sự phổ biến của các giao dịch về tiền ảo khiến các tội phạm lừa đảo ngày càng diễn ra với thủ đoạn tinh vi, phức tạp.
Tội phạm về môi trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực, địa bàn.
Nhìn chung, tình hình tội phạm ở Việt Nam gia tăng về số vụ phạm tội, số người phạm tội, có tổ chức và có chiều hướng phức tạp, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các địa phương vừa được đơ thị hóa, các vùng biên giới, giáp ranh.