CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 72 - 76)

“Chủ thể phòng ngừa tội phạm” là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa

vụ tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm.

4.1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định:

“1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của

giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Phịng ngừa tội phạm là hoạt động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính nhà nước, vì vậy rất cần có sự lãnh đạo của Đảng. Vai trị phịng ngừa tội phạm của tổ chức Đảng được cụ thể hóa ở một số nội dung sau đây:

+ Định hướng cơng tác phịng chống tội phạm ở mỗi giai đoạn, thời điểm của đất nước thông qua các nghị quyết của Đảng;

+ Định hướng việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có cơ các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của xã hội và phòng ngừa tội phạm;

+ Giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ là đảng viên để phòng phòng chống tiêu cực và tội phạm;

+ Giới thiệu các đảng viên ưu tú vào cơ quan chuyên môn chuyên trách phòng chống tội phạm.

4.2. Quốc hội, Hội đồng nhân dân: Quốc hội: Quốc hội:

Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, sửa đổi, bổ sung 2020 quy định:

“1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”

Vai trò phòng ngừa tội phạm của Quốc hội được cụ thể hóa ở một số nội dung sau: Quốc hội làm luật, hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội, góp phần ngăn ngừa lợi dụng pháp luật phạm tội.

Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, của cán bộ để phòng ngừa tiêu cực và phạm tội.

Tuyên truyền phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, có quyền yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thực hiện các biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi trái pháp luật đó.

Hội đồng nhân dân:

Khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi, bổ sung 2019 quy định: “Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa

8 Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm

vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.”

Vai trò phòng ngừa tội phạm của Hội đồng nhân dân được cụ thể hóa ở một số nội dung:

Quyết định những chủ trương, biện pháp kinh tế xã hội quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, để không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, từ đó có tác dụng phòng ngừa tội phạm.

Quyết định các biện pháp phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác ở địa phương.

Kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương để phòng ngừa tiêu cực và phạm tội.

4.3. Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ: Chính phủ:

Vai trị phịng ngừa tội phạm của Chính phủ được thể hiện như sau:

Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục trong phạm vi quốc gia, nhằm nâng cao đời sống vật, chất tinh thần cho nhân dân từ đó có tác dụng phịng ngừa tội phạm.

Trong lĩnh vực quốc phịng an ninh và trật tự xã hội, Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp để củng cố và tăng cường nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ và trật tự an toàn xã hội; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm các quy phạm pháp luật (Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ 2015).

Lãnh đạo hoạt động phịng chống tội phạm quốc gia (thơng qua Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, cơ quan chuyên môn của Bộ Tư pháp, thanh tra nhà nước chuyên ngành); thực hiện hoạt động phòng chống tội phạm; xây dựng các chương trình quốc gia phịng chống tội phạm.

Ủy ban nhân dân các cấp:

Vai trò phòng ngừa tội phạm của Ủy ban nhân dân các cấp được thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở địa phương để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân từ đó có tác dụng phòng ngừa tội phạm.

Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tùy cấp hành chính mà Ủy ban nhân dân các cấp có vai trị phịng ngừa tội phạm cụ thể như sau: xây dựng chương trình, kế hoạch phịng ngừa tội phạm ở địa phương; lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tội phạm ở địa phương; phát động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự; quản lý hộ khẩu tạm trú, tạm vắng, đặc biệt đối với những người có nhân dân xấu, có liên hệ với nước ngoài; phối hợp với các cơ quan hữu quan giám sát, giáo dục người phạm tội tại công cộng.

4.4. Các cơ quan cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án:

Đây là những chủ thể chuyên trách, giữ vai trị chính trong phịng ngừa tội phạm.

Cơ quan cơng an:

Điều 3 Luật công an nhân dân 2018 quy định: “Công an nhân dân là lực lượng vũ

trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.” Như vậy, cơ quan cơng an là lực lượng nịng cốt trong

phịng ngừa tội phạm, cụ thể:

+ Tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

+ Trực tiếp thực hiện các hoạt động đấu tranh, phòng chống và chống tình hình tội phạm bằng các biện pháp chun mơn, nghiệp vụ như giữ gìn trật tự an tồn xã hội ở địa phương, quản lý hành chính, theo dõi điều tra tội phạm…

+ Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

+ Phối hợp với các chủ thể khác trong việc xây dựng và triển khai hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Viện kiểm sát:

Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:

“1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”

Thông qua thực hành công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều bị phát hiện, truy tố để xét xử, góp phần phịng ngừa tội phạm, đồng thời phát hiện kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực tư pháp và kiến nghị khắc phục để phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình Viện kiểm sát phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phòng ngừa và chống tội phạm; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật; thống kê tội phạm để từ đó đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Tòa án:

Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

10 Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm

Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.”

Vai trò phòng ngừa tội phạm của tịa án có thể cụ thể hóa ở một số nội dung: xét xử tội phạm để phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung; giám đốc kiểm tra xét xử nhằm phát hiện sai sót, vi phạm trong hoạt động xét xử; hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử góp phần xét xử đúng pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; phối hợp với các chủ thể khác xây dựng và thực hiện các hoạt động phòng ngừa tội phạm.

4.5. Các tổ chức, cá nhân và công dân:

Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.”

Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền

và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Như vậy, các tổ chức ở đây bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế... tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm thông qua các hoạt động như kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, cơ quan nhằm phòng ngừa tội phạm; kiến nghị các biện pháp xử lý, giải quyết tiêu cực; áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm tại tổ chức, đơn vị mình phụ trách; giáo dục thành viên của tổ chức tuân thủ pháp luật; cung cấp thơng tin, tài liệu có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm cho các cơ quan chức năng. Ngồi ra, các tổ chức cịn phối hợp với các chủ thể khác thực hiện chương trình, kế hoạch phịng ngừa tội phạm.

Đối với các cá nhân, cơng dân, khoản 3 Điều 4 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ

sung 2017 quy định: “Mọi cơng dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phịng, chống tội phạm.”

Các cá nhân, cơng dân có thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm qua việc phát hiện, tố giác tội phạm, làm chứng trong các hoạt động tố tụng hình sự; ngăn chặn tội phạm; giáo dục, giúp đỡ người phạm tội tại địa phương, cộng đồng; quản lý thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)