1. KHÁI NIỆM CHUNG:
5 Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể
Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể
Khâu thứ hai tương ứng với giai đoạn chuẩn bị phạm tội được quy định tại Điều 14
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và người phạm tội phải chịu TNHS trong
trường hợp hành vi phạm tội là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. ⮚ Khâu thứ ba: Trực tiếp thực hiện tội phạm:
Ở khâu thứ ba, mức độ biểu hiện ra bên ngoài là đầy đủ và trọn vẹn nhất vì nó đã được bộc lộ hẳn ra thế giới khách quan bằng hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm và tất yếu làm biến đổi thế giới khách quan.
→ Ba khâu trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội ln diễn ra theo một trình tự chặt chẽ; trong đó, khâu trước là cơ sở, là tiền đề của khâu sau và khơng thể có sự đảo lộn, thay đổi.
Sơ đồ cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội
Nhận định: Tội phạm nào được thực hiện cũng có khâu hình thành động cơ và khâu thực hiện tội phạm.
Nhận định SAI.
Vì cơ chế tâm lý xã hội của một hành vi phạm tội cụ thể bao gồm 03 khâu: (1) Động cơ hóa; (2) Kế hoạch hóa; và (3) Hiện thực hóa.
Tuy nhiên, khơng phải tất cả các loại tội phạm được thực hiện đều có đầy đủ 03 khâu, mà chỉ có những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý mới có đầy đủ 03 khâu này, còn đối với các tội phạm được thực hiện với lỗi vơ ý thì chỉ có khâu thứ 3 – “Hiện thực hóa”, khuyết đi khâu 1 và khâu 2.
Nhận định: Nguyên nhân chủ quan của tội phạm cụ thể là đặc điểm tâm lý tiêu cực của người phạm tội.
Nhận định SAI.
Vì nguyên nhân chủ quan của tội phạm cụ thể là những đặc điểm cá nhân của người phạm tội, mà đặc điểm cá nhân của người phạm tội lại bao gồm đặc điểm sinh học, đặc
điểm xã hội và đặc điểm tâm lý nên đặc điểm tâm lý tiêu cực của người phạm tội chỉ là một nội dung chứa đựng trong đặc điểm tâm lý của người phạm tội.
Nguyên nhân chủ quan của tội phạm cụ thể không phải là đặc điểm tâm lý tiêu cực của người phạm tội, mà nguyên chủ quan của tội phạm cụ thể chứa đựng trong nó đặc điểm tâm lý tiêu cực của người phạm tội.
Nhận định: Một tình huống, hồn cảnh khách quan chỉ có khả năng làm phát sinh một tội phạm cụ thể.
Nhận định SAI.
Bởi vì một tình huống, hồn cảnh khách quan phải kết hợp với yếu tố đặc điểm cá nhân của người phạm tội thì mới có thể trả lời được câu hỏi là sẽ làm phát sinh tội phạm cụ thể nào.
Lấy ví dụ trong cùng một tình huống, hồn cảnh khách quan thuận lợi bên ngoài là A thấy B đi trên đường vắng một mình vào ban đêm:
+ Với đặc điểm cá nhân của A là cần tiền để tiêu xài → A có thể phạm Tội cướp tài sản (Điều 168);
+ Với đặc điểm cá nhân của A là cần được thỏa mãn nhu cầu tình dục → A có thể phạm Tội hiếp dâm (Điều 141).
Với cùng một tình huống, hồn cảnh khách quan bên ngồi thuận lợi là đường vắng, nạn nhân đi một mình thì thơng qua sự tương tác với đặc điểm cá nhân của người phạm tội là A mà hình thành nên nhiều tội phạm khác nhau.
Như vậy, một tình huống, hồn cảnh khách quan khơng chỉ có khả năng làm phát sinh một tội phạm cụ thể, mà còn có thể làm phát sinh nhiều tội phạm khác nhau.
⮚ Lưu ý:
Không phải bất cứ tội phạm nào khi thực hiện cũng bộc lộ đầy đủ cơ chế gồm có 03 khâu như trên vì tùy thuộc vào sự khác nhau ở mỗi hành vi phạm tội, loại lỗi, sự phát triển của hoạt động phạm tội trong thực tế mà cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội có được biểu hiện đầy đủ hay khơng.
Thơng thường, chỉ có loại tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý mới có cơ chế tâm lý xã hội được biểu hiện đầy đủ gồm 03 khâu.
Câu hỏi: Nghiên cứu cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể có phải là
nghiên cứu một chuỗi liên tiếp các hành vi phạm tội cụ thể hay không? Giải thích.
Vì ngay trong khái niệm “cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội” đã tìm hiểu cơ chế tâm lý xã hội của từng tội phạm riêng biệt, tức có bao nhiêu hành vi phạm tội được quy định là tội phạm trong Bộ luật Hình sự thì sẽ có bấy nhiêu cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội nên nghiên cứu cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể không phải là nghiên cứu một chuỗi liên tiếp các hành vi phạm tội cụ thể, mà là nghiên cứu cơ chế của từng hành vi phạm tội cụ thể.