7 Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 42 - 43)

1. KHÁI NIỆM CHUNG:

7 Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể

Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể

Việc phân loại cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được tiến hành theo 02 tiêu chí cơ bản sau đây:

Căn cứ vào mức độ hoàn thành của cơ chế:

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được bộc lộ đầy đủ (gồm cả 03 khâu).

Loại cơ chế này chỉ được biểu hiện khi tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Ví dụ: Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích…

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được bộc lộ không đầy đủ.

Dạng khiếm khuyết thứ nhất là chỉ có khâu thực hiện tội phạm trong thực tế - các tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.

Dạng khiếm khuyết thứ hai là chỉ có khâu hình thành động cơ, kế hoạch hóa mà khơng có khâu thực hiện tội phạm. Trường hợp này có thể dẫn đến từ 02 nhóm nhân tố chủ quan hoặc khách quan trong sự tương tác lẫn nhau. Trong đó, nhân tố chủ quan là các trường hợp người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm (Điều 16 Bộ luật

Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017), cịn nhân tố khách quan là các trường hợp chuẩn

bị phạm tội (Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) và phạm tội chưa đạt (Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm khơng được thực hiện đến cùng vì có sự trở ngại của hồn cảnh khách quan khơng thuận lợi.

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của cơ chế:

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ sự biến dạng của hệ thống nhu cầu và lợi ích của cá nhân. Chính từ những nhu cầu biến dạng này đã thúc

đẩy chủ thể tìm kiếm phương thức thỏa mãn và sẽ hình thành động cơ phạm tội khi gặp những hồn cảnh điều kiện thuận lợi. Ví dụ: Sử dụng trái phép chất ma túy, Quan hệ tình dục đồng giới, Mua dâm người chưa thành niên, Sự ngược đãi và hành hạ người khác…

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ những mâu thuẫn giữa nhu cầu, lợi ích với khả năng của bản thân cá nhân. Ví dụ: Nhu cầu vượt trội về

vật chất, nhưng khả năng để đáp ứng lại hạn chế dẫn đến hình thành động cơ phạm tội để thỏa mãn tối đa nhu cầu cá nhân.

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ sự biến dạng của một số quan điểm, quan niệm về đạo đức, pháp luật và định hướng giá trị của cá nhân. Ví dụ: Quan điểm sai lầm về sự tự do, về nhân quyền dẫn đến việc coi tự do là muốn

làm gì thì làm, tự do vơ chính phủ hoặc coi biện pháp bạo lực là phương thức hữu hiệu để giải quyết các mâu thuẫn dân sự…

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ những khiếm khuyết về sai sót trong việc đề ra và thực hiện một số quyết định của bản thân cá nhân. Loại cơ chế này biểu hiện sự thiếu đồng nhất giữa động cơ ban đầu của cá nhân với

kết quả cuối cùng của hành vi trên thực tế. Ví dụ: Sự thiếu kiềm chế, hạn chế kiểm soát hành vi xử sự của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội; Sự thiếu tập trung, nóng vội khi ra một số quyết định hành động của cá nhân…

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)