NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠ MỞ VIỆT NAM: 1 Giai đoạn từ 1945 đến 1954:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 33 - 36)

3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954:

Sau cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nghiêm trọng về sự tồn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc. Phải đối phó với các chính sách phá hoạt của các thế lực phản động trong và ngoài nước, những mâu thuẫn sâu sắc về dân tộc, giai cấp là những nguyên nhân cơ bản là phát sinh các tội phản cách mạng, xâm phạm trật tự an tồn xã hội, xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người.

7 Chương 3 – Nguyên nhân & điều kiện của tình hình tội phạm Chương 3 – Nguyên nhân & điều kiện của tình hình tội phạm

Những khó khăn về kinh tế như nạn đói, mất mùa, sản xuất đình trệ, thiên tai nghiêm trọng ở Bắc bộ, hoạt động tài chính ngân hàng chưa được khôi phục càng làm gia tăng những mâu thuẫn trong sản xuất, phân phối, lưu thơng.

Dân trí thấp, nạn mù chữ chiếm tỷ lệ cao và tàn dư của đời sống tâm lý do chế độ xã hội cũ để lại cùng với chiến tranh đã làm hạn chế công tác quản lý con người, đặc biệt là các phần tử phản cách mạng, lưu manh côn đồ.

3.2. Giai đoạn từ 1955 đến 1975:

Chính sách can thiệp, xâm lược của Mỹ và các thế lực phản động quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam, cũng như sự chống đối quyết liệt của giai cấp thống trị cũ là nguyên nhân cơ bản của tình hình tội phạm ở nước ta trong suốt giai đoạn này.

Kinh tế kém phát triển, chiến tranh tàn phá trầm trọng các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nước ta cùng với sự quản lý yếu kém đã làm cho những khó khăn về kinh tế trước đó càng trở nên nặng nề.

Dân trí thấp, những tàn dư lạc hậu do chế độ cũ để lại trong các mặt đời sống vật chất và tinh thần. Cơng tác quản lý xã hội cịn hạn chế do đất nước bị chia cắt thành 2 miền. Miền Bắc phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại, còn miền Nam phải chịu tình thế “cài răng lược” giữa chính quyền cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với chế độ Việt Nam cộng hịa càng làm cho cơng tác quản lý xã hội, quản lý con người gặp những khó khăn rất lớn.

3.3. Giai đoạn từ 1976 đến 1985:

Chính sách can thiệp và thù địch của các thế lực phản động trong và ngoài nước sau đại thắng mùa xuân năm 1975 là nguyên nhân chính làm phát sinh các tội phạm phản cách mạng, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn này như tội gián điệp, hoạt động phỉ, bạo loạn, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…

Nền kinh tế tập trung bao cấp, chậm được đổi mới, quản lý kinh tế yếu kém là nguyên nhân làm phát sinh các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm về kinh tế, tham nhũng, tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ này.

Trình độ dân trí cịn thấp, cịn tồn tại phổ biến những phong tục tập quán lạc hậu, tàn dư do chế độ xã hội cũ để lại dẫn đến lợi ích của mỗi con người trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức là nguyên nhân làm phát sinh rất nhiều loại tội phạm và nhóm tội phạm khác nhau trong xã hội như các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, con người, các tội xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

Cơng tác quản lý cán bộ cịn nhiều thiếu sót, hạn chế trong điều kiện BMNN cồng kềnh, công tác cán bộ nặng tính chủ quan, trình độ chun mơn và đạo đức của cán bộ chưa được quan tâm đúng mức là những nguyên nhân làm phát sinh các tội xâm phạm sở hữu XHCN, các tội phạm về kinh tế, tham nhũng.

Cơng tác phịng chống tội phạm chưa hiệu quả với phương tiện kỹ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu.

3.4. Giai đoạn từ 1986 đến nay:

Những tác động tiêu cực đến từ nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều mâu thuẫn mới, đa dạng và phức tạp trong xã hội.

Chính sách phá hoại về nhiều mặt của các thế lực phản động ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.

Chính sách ngoại giao đa phương và hội nhập, có sự giao lưu rộng rãi về kinh tế, văn hóa, du lịch đi liền với đó là sự “xâm lấn” của các yếu tố văn hóa ngoại lai, xa lạ với những giá trị cổ truyền của dân tộc khiến các tội phạm “có tính chất quốc tế” có chiều hướng phát triển nhanh chóng.

Cơng tác quản lý cán bộ, quản lý con người, quản lý xã hội trong điều kiện hội nhập và giao lưu kinh tế còn nhiều điều yếu kém là nguyên nhân, điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh các tội phạm về chức vụ, tội phạm tham nhũng, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

Cơng tác phịng chống tội phạm cịn nhiều hạn chế, việc phịng ngừa chủ động và tích cực chưa được các nhà hoạch định chính sách thực sự quan tâm đúng mức khiến cho tình trạng ẩn của tội phạm còn rất cao trong xã hội, hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm chưa hiệu quả.

Trên hết, nhóm nguyên nhân và điều kiện chủ yếu đến từ phía các chủ thể quản lý và điều hành hoạt động phịng chống tội phạm, nó tác động đến nhiều nhóm tội và loại tội phạm khác nhau, nhưng chủ yếu và trực tiếp nhất vẫn là các tội phạm về kinh tế, chức vụ, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tái phạm, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 33 - 36)