6 Chương 5 – Nhân thân người phạm tộ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 56 - 58)

3. NỘI DUNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI: 1 Các đặc điểm sinh học của người phạm tội:

6 Chương 5 – Nhân thân người phạm tộ

Chương 5 – Nhân thân người phạm tội

Kết quả thống kê xã hội cho thấy tỷ lệ phạm tội của nam giới luôn cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, ở mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa trong từng thời kỳ và đối với từng loại tội phạm thì tỷ lệ này lại có sự thay đổi.

Trong cơ cấu chung, những tội phạm mà nữ giới thực hiện nhiều là các tội phạm xâm phạm sở hữu, mại dâm, ma túy, bn người... Dấu hiệu mang tính đặc trưng khi nghiên cứu tội phạm nữ là phương thức và thủ đoạn thực hiện tội phạm, trong các tội phạm do nữ giới thực hiện người ta nhận thấy ít có dấu hiệu sử dụng bạo lực. Ngay trong các tội phạm có tính chiếm đoạt thì nữ giới cũng thường thực hiện chủ yếu là những hành vi trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Những tội phạm có yếu tố bạo lực như Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích, Tội cướp tài sản… thường chiếm tỷ lệ không cao.

Trong những năm gần đây, do những biến đổi của đời sống xã hội mà tỷ lệ nữ giới phạm tội đang ngày một gia tăng và các tội phạm mà nữ giới thực hiện cũng ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, những nhóm tội mà nữ giới thực hiện chiếm tỷ lệ cao vẫn là nhóm tội về kinh tế, chức vụ, mại dâm, cờ bạc, ma túy, mê tín dị đoan.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ phạm tội cũng như các loại tội phổ biến mà mỗi giới thực hiện xuất phát từ sự khác nhau của những đặc điểm về thể chất, tâm lý và xã hội của nam và nữ. Đặc biệt cần lưu ý rằng trong khi các đặc điểm sinh học có thể giữ một vai trị nào đó trong việc lựa chọn phương pháp và thủ đoạn phạm tội của nam và nữ, thì sự khác biệt bởi q trình xã hội sự phân hóa về vai trị, vị trí xã hội cũng như điều kiện hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi giới luôn được coi là nguyên nhân cơ bản xác định sự khác biệt về tỷ lệ phạm tội cũng như cơ cấu tội phạm theo giới.

Nghiên cứu các đặc điểm giới tính cho phép chúng ta xác định được tỷ lệ tội phạm theo giới, những tội phạm đặc trưng do nam giới và nữ giới thực hiện, khi thực hiện tội phạm thì mỗi giới thường thể hiện những đặc điểm nào vượt trội. Đồng thời, nó cịn cho chúng ta thấy vai trò của đặc điểm của giới tính trong cơ chế hành vi phạm tội, từ đó tạo ra cơ sở cần thiết cho việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Câu hỏi: Vì sao tỷ lệ tội phạm nữ giới ngày càng cao?

Thứ nhất, sự thay đổi trong quy định pháp luật.

Ví dụ: Tội hiếp dâm ngày xưa chỉ là hành vi giao cấu trái với ý muốn của nam đối với nữ thì bây giờ cịn bao gồm cả hành vi giao cấu trái ý muốn của nữ đối với nam.

Thứ hai, sự thay đổi vai trò của nữ giới trong xã hội, vấn đề bình đẳng giới được quan

tâm dẫn đến việc nữ giới được tham gia vào các quan hệ xã hội nhiều hơn. Ví dụ: Tỷ lệ tội phạm nữ giới trong các tội phạm chức vụ ngày càng gia tăng.

Thứ hai, lứa tuổi.

Khi nghiên cứu đặc điểm lứa tuổi, Tội phạm học cần xác định 02 vấn đề quan trọng: + Lứa tuổi nào phạm tội nhiều nhất;

+ Phân bổ và diễn biến của tội phạm theo lứa tuổi và cơ cấu của tội phạm theo lứa tuổi.

Độ tuổi của người phạm tội được Tội phạm học nghiên cứu bao gồm 04 nhóm: + Nhóm người từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi;

+ Nhóm người từ 18 tuổi đến 30 tuổi; + Nhóm người từ 30 tuổi đến 45 tuổi; + Nhóm người trên 45 tuổi.

Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy tội phạm do những người từ 18 đến 30 tuổi thực hiện thường chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là những người từ 30 đến 45 tuổi và nhóm chưa thành niên từ 14 đến 18 tuổi, nhóm thực hiện hành vi tội phạm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm trên 45 tuổi.

Về cơ cấu của tội phạm theo độ tuổi, đối với mỗi nhóm tuổi khác nhau thì loại tội phạm phổ biến cũng có những đặc điểm riêng biệt, chẳng hạn phần lớn người chưa thành niên thường thực hiện tội xâm phạm sở hữu cơng dân mà điển hình là hành vi trộm cắp, các tội nghiêm trọng như Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích, Tội hiếp dâm thường chiếm tỷ lệ khơng cao. Trong khi đó, những người từ 18 đến 30 tuổi lại thực hiện phần lớn các tội có sử dụng bạo lực, những người từ 30 đến 45 tuổi thì thường thực hiện các tội về kinh tế xã hội, về chức vụ. Đối với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia đặc biệt từ nghiêm trọng thì người chưa thành niên phạm tội rất ít, chiếm tỷ lệ cao là những người từ 30 đến 45 tuổi và trên 45 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong tỷ lệ phạm tội và các loại tội phạm phổ biến ở mỗi lứa tuổi có liên quan chặt chẽ đến q trình xã hội hóa cá nhân, đến vị trí, vai trị xã hội đặc trưng cho mỗi giai đoạn phát triển của nhân thân người phạm tội. Chẳng hạn đối với người chưa thành niên thì nhóm này thường gắn liền với một số đặc điểm về tâm lý xã hội như nhận thức chưa đầy đủ, khả năng kiềm chế hành vi thấp, muốn tự khẳng định mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, chưa có việc làm cịn sống lệ thuộc vào gia đình. Vì vậy, nhóm người này thường có xu hướng thực hiện các hành vi bạo lực để tự khẳng định mình hoặc thực hiện các tội phạm xâm phạm sở hữu như trộm cắp, cướp giật để thỏa mãn nhu cầu tiêu xài khi chưa có khả năng kiếm tiền. Trong khi đó, nhóm người từ 30 tuổi đến 45 tuổi và trên 45 tuổi lại có vị trí xã hội, có nghề nghiệp ổn định và quan điểm sống, định hướng giá trị đã hình thành vững chắc, có kinh nghiệm sống và khả năng tự kiềm chế mình nên tỷ lệ phạm tội là thấp hơn so với các nhóm khác.

Nghiên cứu đặc điểm lứa tuổi giúp thấy được mối liên hệ giữa độ tuổi với tình hình tội phạm, xác định nét đặc trưng về lứa tuổi đối với các tội phạm khác nhau, đồng thời thấy được vai trò của độ tuổi trong việc lựa chọn phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm, ảnh hưởng của dấu hiệu độ tuổi trong cơ chế hành vi phạm tội → Cơ sở quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội.

Câu hỏi: Đặc điểm sinh học tác động đến khâu nào trong cơ chế tâm lý – xã hội của hành vi phạm tội? Vì sao?

Đặc điểm sinh học là những yếu tố bẩm sinh của con người nên khi thực hiện hành vi phạm tội, con người sẽ “tận dụng” các yếu tố bẩm sinh này để hành vi phạm tội được thực hiện một cách thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 56 - 58)