NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI 1 KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 51 - 54)

1. KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI:

1.1 Khái niệm:

Vì hành vi của con người nói chung, hành vi phạm tội nói riêng ln là kết quả của một quá trình nhận thức của cá nhân, được kiểm sốt bởi lý trí và có sự thúc đẩy của ý chí nên sẽ khơng thể lý giải một cách đầy đủ, toàn diện về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể, đặc biệt là những nguyên nhân, điều kiện từ phía người phạm tội nếu khơng có sự nghiên cứu về nhân thân người phạm tội.

Tội phạm học không nghiên cứu mọi đặc điểm nhân thân vốn có của người phạm tội, mà chỉ đi vào tìm hiểu những đặc điểm nổi bật, rõ ràng có vai trị trong cơ chế của hành vi phạm tội và những đặc điểm này có ở mọi người phạm tội, đã được tổng kết, kiểm chứng và ghi nhận qua các nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đúng đắn.

Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội được Tội phạm học nghiên cứu trên một số góc độ sau đây:

Nhóm đặc điểm sinh học của người phạm tội: giới tính, độ tuổi…

Nhóm đặc điểm xã hội thuộc về người phạm tội: trình độ học vấn, nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình…

Nhóm đặc điểm về tâm lý phản ánh nhận thức xã hội của người phạm tội: nhu cầu, định hướng giá trị, sở thích, hứng thú, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật…

Nhóm đặc điểm phản ánh tính nguy hiểm của người phạm tội (pháp lý hình sự) được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

“Nhân thân người phạm tội” là những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng nhất phản

ánh bản chất người phạm tội. Những đặc điểm, dấu hiệu này tác động với những tình huống, hồn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội. Trong đó:

+ “đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng”: bao gồm 04 nội dung, nhưng tập trung vào 03 nội

dung chính là đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội và đặc điểm về tâm lý. Trong đó, đặc điểm về tâm lý mang tính chất quyết định;

+ “nhất”: khơng phải là toàn bộ những nội dung thể hiện trong đặc điểm sinh học, đặc

điểm xã hội và đặc điểm về tâm lý của người phạm tội đều cần được liệt kê khi kiểm tra, khảo sát hay giải thích cho hành vi phạm tội của họ, mà chỉ những đặc điểm, dấu hiệu tác động với các tình huống, hoàn cảnh khách quan để tạo ra xử sự phạm tội/ hành vi phạm tội mới được xem xét

2 Chương 5 – Nhân thân người phạm tội Chương 5 – Nhân thân người phạm tội

Câu hỏi: Vì sao phải xem xét cả 03 đặc điểm là đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội và đặc điểm về tâm lý?

Con người là thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên và xã hội, là

tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Con người = Tự nhiên / Sinh học + Xã hội

+ Con người là thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên và xã hội → Con người là thực thể tự nhiên nên phải xem xét các đặc điểm sinh học và con người là thực thể xã hội nên phải xem xét các đặc điểm về tâm lý và đặc điểm xã hội.

+ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội → Con người là sản phẩm của xã hội, mang tính xã hội hóa nên khi xem xét đặc điểm nhân thân của con người thì phải xem xét các đặc điểm xã hội.

Lưu ý về việc xem xét các đặc điểm về tâm lý (tâm lý sinh học + tâm lý xã hội):

Khi nói đến “hành vi phạm tội”, tức là nói đến “đặc điểm tâm lý tiêu cực của cá nhân

đối với nhận thức xã hội”, còn “đặc điểm tâm lý xã hội” là sản phẩm của xã hội và cũng

chính là đặc điểm tâm lý cá nhân tiêu cực của người phạm tội. Nó có ảnh hưởng đến nhận thức xã hội, mang tính chất quyết định một người thực hiện hành vi phạm tội hay khơng. Nói cách khác, “đặc điểm tâm lý xã hội” chính là “định hướng giá trị” và hoàn toàn khác với đặc điểm xã hội bên ngồi.

Câu hỏi: Có phải đặc điểm xã hội là đặc điểm mang tính chất quyết định hành vi phạm tội?

“Xã hội” được đề cập đến trong phạm vi nội dung môn Tội phạm học là yếu tố xã hội bên ngoài, chứ không phải là yếu tố xã hội chứa đựng trong bản thân mỗi con người với tư cách là cá nhân phạm tội – tâm lý xã hội.

Do đó, yếu tố xã hội quyết định đến hành vi phạm tội phải là những yếu tố xã hội được định vị, chứa đựng trong con người, có thể thay đổi theo môi trường hay theo những đối tượng tác động đến họ trong suốt quá trình họ sinh sống.

Nhận định: Nhân thân người phạm tội là nhân thân con người / Nhân thân con người là nhân thân người phạm tội.

Nhận định SAI.

Con người = Con người phạm tội + Con người không phạm tội

Nhân thân con người = Nhân thân con người phạm tội + Nhân thân con người không phạm tội

Theo đó, chỉ có những đặc điểm nhân thân phản ánh bản chất đặc trưng của người phạm tội thì mới được xem là nhân thân người phạm tội.

1.2 Phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm khác có liên quan: liên quan:

Khái niệm “nhân thân người phạm tội” được Tội phạm học nghiên cứu khác với các khái niệm “nhân thân của bị can, bị cáo, chủ thể tội phạm” được khoa học luật tố tụng hình sự và luật hình sự nghiên cứu.

Sự khác biệt về cơ bản của những khái niệm này xuất phát từ mục đích nghiên cứu của mỗi ngành khoa học, cụ thể:

Khoa học luật tố tụng hình sự nghiên cứu về nhân thân bị can, nhân thân bị cáo nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong từng giai đoạn tố tụng để từ đó có thể giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Khoa học luật hình sự nghiên cứu về nhân thân chủ thể tội phạm, nhân thân người phạm tội để xác định căn cứ truy cứu TNHS, định tội danh, quyết định hình phạt.

Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội để xác định nguyên nhân điều kiện phạm tội, dự báo và phòng ngừa tội phạm.

→ “Nhân thân người phạm tội” được Tội phạm học nghiên cứu ở mức độ chi tiết hơn so với các khoa học pháp lý nghiên cứu về nhân thân của bị can, bị cáo, chủ thể tội phạm, người phạm tội.

Chẳng hạn, về phạm vi nghiên cứu, trong khi Tội phạm học nghiên cứu về nhân thân người phạm tội ở các khía cạnh đa dạng như sinh học, xã hội, tâm lý phản ánh nhận thức xã hội của người phạm tội, các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự thì khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự lại chỉ tập trung vào nhóm đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự.

Tội phạm học Luật Tố tụng hình sự Luật Hình sự

Đối tượng

Nhân thân người phạm

tội Nhân thân bị can, bị cáo

Nhân thân chủ thể tội phạm

Phạm vi

Rộng hơn

Đa dạng các khía cạnh:

sinh học, xã hội, tâm lý phản ánh nhận thức xã hội của người phạm tội

Hẹp hơn

Chỉ tập trung vào các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự

Mục

đích

Xác định ngun nhân, điều kiện phạm tội, dự

báo và phòng ngừa tội phạm

Xác định quyền và nghĩa

vụ của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể để giải quyết đúng đắn VAHS Xác định căn cứ truy cứu TNHS, định tội danh và quyết định hình phạt

Bảng 5.1 – So sánh khái niệm “nhân thân” trong Tội phạm học, Luật Tố tụng hình sự và Luật Hình sự

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)