Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 46 - 51)

Khi thực hiện một tội phạm cụ thể, người phạm tội ln có sự cân nhắc, tính tốn sao cho sự mạo hiểm được giảm xuống ở mức độ thấp nhất và hành vi phạm tội phải đạt được tối đa mục tiêu mong đợi. Vì vậy, sự hiểu biết về nạn nhân, nắm bắt được những thơng tin chính xác về họ giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện, địa điểm… để thực hiện tội phạm. Chính mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội mà vấn đề này sẽ được giải quyết phù hợp, tạo sự tự tin và củng cố vững chắc động cơ phạm tội. Quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội thường thể hiện đặc trưng dưới 02 dạng là quen biết và phụ thuộc.

+ Quan hệ quen biết: giữa nạn nhân và người phạm tội có mối quan hệ quen biết nhau

từ trước, điều này khiến nạn nhân mất cảnh giác và tạo thuận lợi cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình;

+ Quan hệ phụ thuộc: có vai trị quan trọng trong việc làm phát sinh tội phạm bởi tính

lâu dài, liên tục và ổn định của nó khi tác động đến người phạm tội.

o Ví dụ: phụ thuộc về cơng tác, về tín ngưỡng tơn giáo, về quan hệ gia đình, tình cảm, ni dưỡng…

Trong số 03 yếu tố thuộc về nội dung của khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể thì khơng có yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất, mà mỗi yếu tố có một vai trò nhất định.

Ý nghĩa: Nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm có những ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, xác định một cách đầy đủ và toàn diện về nguyên nhân và điều kiện của tội

Thứ hai, xác định tình hình tội phạm ẩn trong xã hội.

Thứ ba, xác định các biện pháp phòng ngừa những yếu tố thuộc về những người có

nguy cơ là nạn nhân của tội phạm.

Câu hỏi: Trong nhóm dấu hiệu hành vi của nạn nhân, có nên gộp hành vi cẩu thả vào hành vi tiêu cực hay không? Tại sao?

Thứ nhất, bản chất của hành vi tiêu cực là hành vi khơng chính đáng, bất hợp pháp,

vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật tác động đến cá nhân người phạm tội hoặc với những người thân thích của họ, tức là hành vi có chủ đích.

Thứ hai, bản chất của hành vi cẩu thả là hành vi vô ý, chủ quan, quá tự tin, dễ dãi đối

với sự an tồn về sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của bản thân nạn nhân, tức là hành vi khơng có chủ đích.

Vì vậy, khơng thể gộp hành vi cẩu thả vào hành vi tiêu cực trong nhóm dấu hiệu hành vi của nạn nhân vì chúng có bản chất khác nhau.

Câu hỏi: Vì sao nói khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể có vai trị trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội?

Về bản chất, cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể bao gồm 02 yếu tố: Yếu tố bên trong là các đặc điểm cá nhân tiêu cực của người phạm tội – Nguyên nhân từ phía người phạm tội → Yếu tố giữ vai trò quyết định đối với việc làm phát sinh một tội phạm cụ thể.

Yếu tố bên ngồi là các tình huống, hồn cảnh phạm tội khách quan thuận lợi, mà trong đó bao gồm khía cạnh nạn nhân.

Như vậy, chính vì khía cạnh nạn nhân thuộc về yếu tố bên ngồi cấu thành nên cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể nên khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể có vai trị trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

Câu hỏi: Vì sao nói khía cạnh nạn nhân có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm ẩn?

“Tội phạm ẩn” là những tội phạm đã xảy ra, chưa bị phát hiện, xử lý và khơng có trong

thống kê tội phạm, được chia làm 03 loại chính:

+ Tội phạm ẩn khách quan: là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hồn tồn khơng có thơng tin về tội phạm cho nên tội phạm không bị xử lý và khơng đưa vào thống kê hình sự. Trong đó, nguyên nhân của việc khơng có thơng tin về tội phạm có thể do người phạm tội hoặc nạn nhân hoặc người dân không khai báo. + Tội phạm ẩn chủ quan: là tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện nhưng không được

xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn khách quan khác. Trong đó, nguyên nhân của việc không khai báo chỉ xuất phát từ sự che đậy của chính cơ quan chức năng. + Tội phạm ẩn thống kê: là tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý nhưng không

được thống kê... Xuất phát từ sai sót trong q trình thống kê, khơng hồn chỉnh trong các quy định pháp luật về hoạt động thống kê.

13 Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể

Chính từ số lượng nguyên nhân của việc khơng có thơng tin về tội phạm nhiều hơn nên tội phạm ẩn khách quan đa dạng hơn ẩn chủ quan.

Khía cạnh nạn nhân có ý nghĩa lớn trong việc xác định tội phạm ẩn khách quan vì sự hiện diện của một người với các đặc điểm cụ thể cho thấy họ có khả năng trở thành nạn nhân của một tội phạm cụ thể, cũng chính là đối tượng để chúng ta nghiên cứu tội phạm

ẩn khách quan (những tội khơng có thơng tin về tội phạm), làm sáng tỏ việc xác định tội

phạm.

Nhận định: Tất cả những tội phạm được thực hiện đều có vai trị của khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội cụ thể.

Nhận định SAI.

Về bản chất, khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể chỉ là một trong những dạng cụ thể của tình huống, hồn cảnh khách quan thuận lợi bên

ngồi của một hành vi phạm tội xảy ra.

Ngồi khía cạnh nạn nhân ra, còn rất nhiều yếu tố khác như tình huống, hồn cảnh do người phạm tội tạo ra, tình huống, hồn cảnh khách quan do nạn nhân tạo và tình huống và tình huống, hồn cảnh tự phát tự nhiên.

Vì vậy, khơng phải tất cả những tội phạm được thực hiện đều có vai trị của khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội cụ thể

Câu hỏi: “Nạn nhân của tội phạm" và "Khía cạnh nạn nhân” trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội” có thể hiểu giống nhau hay khơng?

“Nạn nhân của tội phạm” và “Khía cạnh nạn nhân” không thể hiểu giống nhau, cụ thể:

“Nạn nhân của tội phạm” là danh từ dùng để chỉ người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Ví dụ: Người bị giết là nạn nhân của tội giết người

“Khía cạnh nạn nhân” là một dạng tình huống cụ thể, tình huống do nạn nhân tạo ra và

là những yếu tố thuộc về nạn nhân của tội phạm, có vai trị trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội, góp phần làm phát sinh một tội phạm cụ thể gây thiệt hại cho chính nạn nhân.

Nhận định: Trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội, vai trò của nạn nhân ln ln là do nạn nhân có lỗi nên mới xảy ra hành vi phạm tội.

Nhận định SAI.

Khi xét về yếu tố hành vi của nạn nhân trong khía cạnh của nạn nhân, cần xem xét đến 03 nhóm hành vi, bao gồm:

+ Hành vi tích cực: hành vi chính đáng, hợp pháp của nạn nhân gây thiệt hại cho

chính nạn nhân.

+ Hành vi tiêu cực: hành vi khơng chính đáng, bất hợp pháp, vi phạm đạo đức, vi

phạm pháp luật tác động đến cá nhân người phạm tội hoặc với những người thân thích của họ.

+ Hành vi cẩu thả: hành vi vô ý, chủ quan, quá tự tin, dễ dãi đối với sự an tồn về

sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của bản thân nạn nhân.

Theo đó, trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội, vai trị của nạn nhân khơng phải ln ln là do nạn có lỗi mới dẫn đến hành vi phạm tội, mà vai trò của nạn nhân còn thể hiện ở chỗ nạn nhân có hành vi tích cực, tức khơng có lỗi và chính vì khơng có lỗi mới dẫn đến hành vi phạm tội.

Chẳng hạn như đối với các tội phạm khủng bố, giữa người phạm tội và nạn nhân không hề quen biết, tức nạn nhân chỉ thực hiện hành vi chính đáng, khơng hề có lỗi mà vẫn dẫn đến hành vi phạm tội.

Nhận định: Tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân ln ln có nguyên nhân và điều kiện từ phía nạn nhân của tội phạm.

Nhận định SAI.

Vì tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân cịn có thể có nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội hay từ các lực lượng tự nhiên tự phát… chứ khơng chỉ từ phía nạn nhân của tội phạm.

Nhận định: Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là một dạng tình huống, hồn cảnh phạm tội.

Nhận định ĐÚNG.

Vì khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể không phải là yếu tố thuộc về người phạm tội, mà là yếu tố thuộc về nạn nhân nên khía cạnh nạn nhân là một dạng tình huống, hồn cảnh phạm tội, mà tình huống, hồn cảnh phạm tội đó là do nạn nhân tạo ra.

Nhận định: Nghiên cứu nạn nhận của tội phạm cũng chính là nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.

Nhận định SAI.

Thứ nhất, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là nghiên cứu các

đặc điểm cá nhân của người phạm tội và nghiên cứu những tình huống, hồn cảnh khách quan thuận lợi bên ngoài.

Thứ hai, nghiên cứu nạn nhân của tội phạm chỉ là một phần nội dung nghiên cứu của

việc nghiên cứu những tình huống, hồn cảnh khách quan thuận lợi bên ngồi.

Vì vậy, nghiên cứu nạn nhân của tội phạm chỉ là một phần nội dung của nghiên cứu

nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, chứ chúng không đồng nhất với nhau.  Nhận định: Lỗi của nạn nhân là dấu hiệu chung của khía cạnh nạn nhân trong

nguyên nhân và điều kiện phạm tội cụ thể.

Nhận định SAI.

Về bản chất, hành vi của nạn nhân bao gồm 03 yếu tố: (1) hành vi tích cực: hành vi chính đáng, hợp pháp của nạn nhân gây thiệt hại cho chính nạn nhân; (2) hành vi tiêu cực: hành vi khơng chính đáng, bất hợp pháp, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật tác động

15 Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể Chương 4 – Nguyên nhân & điều kiện của tội phạm cụ thể

đến cá nhân người phạm tội hoặc với những người thân thích của họ; (3) hành vi cẩu thả: hành vi vô ý, chủ quan, quá tự tin, dễ dãi đối với sự an tồn về sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của bản thân nạn nhân.

Trong đó, dấu hiệu lỗi của nạn nhân chỉ thể hiện ở hành vi tiêu cực (lỗi cố ý) và hành vi cẩu thả (lỗi vô ý), mà không thể hiện ở hành vi tích cực.

Vì vậy, lỗi của nạn nhân chỉ là một phần dấu hiệu của khía cạnh nạn nhân, chứ không phải là dấu hiệu chung của khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội cụ thể.

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)