12 Chương 5 – Nhân thân người phạm tộ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 62 - 64)

3. NỘI DUNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI: 1 Các đặc điểm sinh học của người phạm tội:

12 Chương 5 – Nhân thân người phạm tộ

Chương 5 – Nhân thân người phạm tội

hình tội phạm ở Việt Nam (như các tội xâm phạm sở hữu, tội xâm phạm trật tự, quản lý kinh tế, các tội tham nhũng ma túy).

Tóm lại, có thể nhận thấy là định hướng những giá trị giữ một vai trị quan trọng trong việc lựa chọn các hình thức xử sự của cá nhân. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị suy yếu hoặc bị phá vỡ nếu như có sự khơng phù hợp giữa định hướng mong đợi với kết quả hành vi. Ngược lại, với những cá nhân hơn một lần thực hiện thành công hành vi phạm tội thì sẽ càng khẳng định và củng cố định hướng giá trị sai lệch của mình bất chấp tính chống đối xã hội. Định hướng giá trị càng được hình thành sớm trong cuộc đời và tồn tại trong thời gian càng dài thì càng ổn định, vững chắc, khó phá vỡ. Chính vì vậy, tìm hiểu sự sai lệch trong định hướng giá trị của người phạm tội sẽ giúp chúng ta xây dựng những biện pháp phòng ngừa sớm, thực hiện tác động giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội một cách hợp lý để xây dựng định hướng giá trị tích cực trong con người; đồng thời, có thể kiểm sốt, kịp thời cải tạo những định hướng sai lệch, biến dạng.

Thứ tư, hứng thú.

“Hứng thú” là sự rung động tâm lý được bộc lộ qua thái độ đặc biệt của cá nhân đối

với chính bản thân hoặc đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động của bản thân.

Hứng thú được biểu hiện ở sự tập trung của cá nhân một cách cao độ trong một loại hoạt động nào đó. Đó là sự say mê, sự hấp dẫn bởi nội dung của các hoạt động do bề rộng và bề sâu của ý thức và sự rung cảm. Hứng thú của con người sẽ làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng thêm tính hiệu quả cho hoạt động trong thực tế, tăng sức làm việc.

Khi nghiên cứu về đặc điểm hứng thú của người phạm tội, Tội phạm học nhận thấy ở họ thường tồn tại những hứng thú thấp kém, thiên về những khối cảm vật chất, hưởng thụ, thậm chí có sự lệch chuẩn nghiêm trọng trong những đam mê, hấp dẫn của bản thân. Hứng thú có vai trị quan trọng trong hành vi của con người nói chung, hành vi phạm tội nói riêng. Cùng với nhu cầu, hứng thú được coi là một trong các hệ thống động lực của nhân cách.

Hứng thú có vai trị quan trọng trong cơ chế hành vi tội phạm phạm tội, nó tác động trực tiếp đến sự hình thành tính động cơ của việc thực hiện tội phạm, nó tạo ra sự say mê, cuốn hút cao độ đối với cá nhân trong việc thực hiện những hành vi chống đối xã hội.

Hứng thú Nhu cầu

Bản chất Thiếu thốn mà con người đòi hỏi cần

được thỏa mãn

Hiện tượng tâm lý được bộc lộ qua

thái độ

Vai trò Chủ đạo và chi phối đời sống con

người

Tăng khát vọng và hiệu quả hành động

Mối

quan hệ “Nhu cầu” tạo ra “Hứng thú” “Hứng thú” là biểu hiện của nhu cầu

Nhận định: Hứng thú trộm cắp là người phạm tội cần tiền để sử dụng nên đã thực hiện hành vi trộm cắp.

Nhận định SAI.

Vì “nhu cầu” là những địi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển; gây cho con người cảm giác đang ở trong tình trạng thiếu thốn và cá nhân tìm mọi cách để đáp ứng, thỏa mãn nó nên “nhu cầu trộm cắp” mới được hiểu là người phạm tội cần tiền để sử dụng nên đã thực hiện hành vi trộm cắp.

“Nhu cầu trộm cắp” là người phạm tội cần tiền để sử dụng nên đã thực hiện hành vi

trộm cắp.

“Hứng thú trộm cắp” là người phạm tội thích tiền để sử dụng nên đã thực hiện hành vi

trộm cắp.

Nhận định: Hứng thú là một phần bộc lộ nhu cầu.

Nhận định SAI.

Vì “hứng thú” và “nhu cầu” là hai thuộc tính tâm lý hồn tồn khác nhau, cùng thuộc đặc điểm tâm lý của người phạm tội nên hứng thú không phải là một phần bộc lộ nhu cầu.  Câu hỏi: Một người phạm tội xuất phát từ hứng thú hay nhu cầu thì hành vi phạm

tội sẽ nguy hiểm hơn? Việc phòng ngừa cái nào sẽ dễ dàng hơn?

Một người phạm tội xuất phát từ “hứng thú” thì sẽ nguy hiểm và khó phịng ngừa hơn bởi vì:

Thứ nhất, “nhu cầu” là thuộc tính tâm lý giải quyết điều mà người phạm tội cần, mong

muốn đạt được và thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với động cơ hóa, cịn “hứng thú” thì bộc phát, khơng biết trước được;

Thứ hai, trong khi có thể dễ dàng phịng ngừa tội phạm xuất phát từ “nhu cầu” bằng

cách triệt tiêu nhu cầu đó thì đối với “hứng thú”, thường là những hứng thú thấp kém, thiên về khoái cảm vật chất, hưởng thụ, thậm chí có sự lệch chuẩn nghiêm trọng trong những đam mê, hấp dẫn của bản thân nên rất khó để triệt tiêu “hứng thú”.

Thứ năm, ý thức đạo đức.

“Ý thức đạo đức” là một dạng của ý thức xã hội, thể hiện trong sự đánh giá về các giá

trị như tốt – xấu, khen – chê, tốt bụng – độc ác, chính – tà, cao thượng – thấp hèn.

Ý thức đạo đức hình thành dựa trên sự hiểu biết và tuân thủ nghiêm chỉnh những nguyên tắc, chuẩn mực điều khiển hành vi, xử sự của con người trong xã hội. Những chuẩn mực này được xác lập bởi truyền thống, phong tục, tập quán, ý thức xã hội và lương tâm của con người. Những giá trị của đạo đức xã hội khi đã chuyển hóa vào trong mỗi cá nhân sẽ trở thành nền tảng đạo đức điều chỉnh hành vi của cá nhân.

Hiệu quả điều chỉnh của những quy phạm đạo đức đối với hành vi xử sự của con người thể hiện ở chỗ con người với những nguyên tắc đạo đức thì phải xử sự phù hợp đối với đòi hỏi của đạo đức, các giá trị đạo đức trở thành rào cản khi các cá nhân lựa chọn cho mình những hành vi được đánh giá là “xấu” và “ác”.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)