PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 31 - 33)

Phân loại nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm để thấy được mức độ ảnh hưởng của chúng trong việc làm phát sinh tình hình tội phạm đồng thời định hướng cho cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

2.1. Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của nguyên nhân và điều kiện:

Căn cứ vào phạm vi và mức độ tác động của các nhóm nguyên nhân, điều kiện là việc chúng ta xem xét các nhân tố làm phát sinh tình hình tội phạm theo “bề rộng” và “chiều sâu” của sự tác động. Có 3 mức độ và phạm vi tác động khác nhau như sau:

Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm chung:

Đây là nhóm nguyên nhân điều kiện có phạm vi tác động bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều loại đối tượng khác nhau và có khả năng làm phát sinh nhiều nhóm tội và loại tội.

5 Chương 3 – Nguyên nhân & điều kiện của tình hình tội phạm Chương 3 – Nguyên nhân & điều kiện của tình hình tội phạm

Nhóm ngun nhân, điều kiện này có mức độ tác động đều khắp đến mọi đối tượng khác nhau, địa bàn khác nhau và chúng tạo ra môi trường chung của mọi loại tội phạm trong xã hội.

Bên cạnh đó, nhóm nguyên nhân, điều kiện này có thời gian tồn tại và tác động mang tính ổn định, lâu dài trong xã hội.

Nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm:

Nhóm nguyên nhân và điều kiện này chỉ phát sinh trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội và chỉ tác động đến từng nhóm đối tượng mang tính đặc thù, vì vậy có khả năng làm phát sinh một loại tội phạm.

Nguyên nhân và điều kiện tội phạm cụ thể:

Đây là nhóm nguyên nhân và điều kiện tác động một cách cụ thể đến từng cá nhân người phạm tội, nó ln là những tình huống, hồn cảnh mang tính đặc thù gắn liền với điều kiện sống, môi trường sinh hoạt của từng cá nhân cụ thể. Do đó nhóm nguyên nhân và điều kiện này chỉ có khả năng làm phát sinh một tội phạm cụ thể.

Ý nghĩa: Cách phân loại này sẽ tạo cơ sở cho việc nhận thức về phạm vi và mức độ tác

động của từng nhóm nguyên nhân điều kiện khác nhau, từ đó để đề xuất những biện pháp phòng chống tội phạm.

Lưu ý: Những biện pháp được đề xuất vừa phải mang tính bao qt tồn diện nhằm

khắc phục nguyên nhân điều kiện hình thành tội phạm chung, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến những biện pháp mang tính đặc thù đối với từng tội phạm cụ thể.

2.2. Căn cứ vào nội dung, tính chất tác động của nguyên nhân và điều kiện:

Căn cứ vào nội dung, tính chất tác động của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, có thể chia ngun nhân và điều kiện tình hình tội phạm ra làm 05 nhóm chính:

Nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội:

Đây là những hiện tượng quá trình xã hội mang nội dung kinh tế, phát sinh trong hoạt động sản xuất, phân phối và lưu thông, bao gồm cả việc đề ra, tổ chức và thực hiện các chính sách nhằm phát triển kinh tế – xã hội.

Nhóm nguyên nhân và điều kiện này có thể tác động đến nhiều nhóm tội phạm và loại tội phạm khác nhau, nhưng chủ yếu và trực tiếp nhất là các tội phạm về kinh tế, xâm phạm sở hữu, tham nhũng, ma túy…

Nguyên nhân và điều kiện về chính trị xã hội:

Nhóm nguyên nhân và điều kiện này phản ánh những mâu thuẫn về lợi ích chính trị của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội, thể hiện sự xung đột của các hệ tư tưởng, các loại học thuyết và chỉ nghĩa trong xã hội.

Đây là nhóm nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh nhiều nhóm tội, loại tội khác nhau, nhưng tác động trực tiếp nhất đến nhóm tội về an ninh quốc gia, các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Nguyên nhân và điều kiện tâm lý - văn hóa xã hội:

Nhóm nguyên nhân và điều kiện này phát sinh từ những khiếm khuyết, khuyết tật về tinh thần và bắt nguồn từ những xung đột, mâu thuẫn của một số trào lưu, xu hướng văn

hóa, của những phong tục tập qn, sở thích, thị hiếu của một bộ phận dân cư không phù hợp với chuẩn mực của xã hội hiện tại.

Đây là nhóm nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh các tội phạm xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình, các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, các tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính.

Nguyên nhân và điều kiện tổ chức, quản lý xã hội:

Nhóm nguyên nhân và điều kiện này phát sinh từ những bất hợp lý, những sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý con người.

Đây là nhóm nguyên nhân, điều kiện có thể làm phát sinh các tội phạm về chức vụ, tội phạm tái phạm, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

Nguyên nhân và điều kiện thuộc về pháp luật và cơng tác phịng chống tội phạm:

Nhóm nguyên nhân, điều kiện này phát sinh từ những mâu thuẫn, xung đột trong hệ thống pháp luật, sự thiếu đồng bộ và còn tồn tại nhiều khoảng trống chưa được luật hóa trong đời sống xã hội dễ làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực xã hội.

2.3. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của nguyên nhân và điều kiện:

Việc phân loại nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm theo tiêu chí này xuất phát từ việc chúng ta xem xét, đánh giá nguồn gốc hình thành của chúng từ vị trí của chủ thể phịng ngừa tội phạm là quốc gia nơi có tội phạm phát sinh.

Có 02 nhóm ngun nhân, điều kiện của tình hình tội phạm như sau:

Nguyên nhân và điều kiện khách quan:

Đây là nhóm ngun nhân và điều kiện khơng đến từ phía các chủ thể của hoạt động phịng chống tội phạm, mà là những tác động đến từ các xu thế và những q trình mang tính quốc tế. Ví dụ: xu thế hội nhập quốc tế, suy thoái kinh tế khu vực và thế giới, sự chống phá của thế lực thù địch đối với nhà nước…

Nguyên nhân và điều kiện chủ quan:

Đây là nhóm nguyên nhân phát sinh từ những sai lầm, khiếm khuyết của các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước, xã hội, con người, trong các hoạt động ban hành và thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, trong hoạt động phòng, chống tội phạm của cơ quan bảo vệ pháp luật ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 31 - 33)