Các đặc điểm xã hội của người phạm tội:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 58 - 59)

3. NỘI DUNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI: 1 Các đặc điểm sinh học của người phạm tội:

3.2 Các đặc điểm xã hội của người phạm tội:

Thứ nhất, hồn cảnh gia đình.

Dưới góc độ Tội phạm học, tầm quan trọng của gia đình được xem xét ở 02 góc độ: + Sự tác động qua lại của gia đình và cá nhân đối với sự hình thành nhân cách cá

nhân. Trong sự tương tác này, gia đình quy định các nhu cầu, lợi ích, mục đích cũng như các đặc điểm của cá nhân. Những đặc điểm này có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản hành vi chống đối xã hội của cá nhân.

+ Sự tác động qua lại của gia đình và cá nhân trong thời điểm xảy ra tội phạm và ngay sau khi phạm tội. Ở góc độ này, gia đình có thể tham gia vào việc che giấu tội phạm, giúp đỡ cho người phạm tội khỏi bị truy cứu TNHS hoặc gia đình có thể là yếu tố ngăn cản việc thực hiện tội phạm, phát hiện và lên án hành vi phạm tội.

Gia đình có thể tác động đến cá nhân một cách có mục đích rõ ràng hoặc tự phát thơng qua lối sống, bầu khơng khí gia đình.

Khi nghiên cứu hồn cảnh gia đình của người phạm tội, Tội phạm học nhận thấy những người có gia đình thường ít phạm tội hơn những người khơng có gia đình. Phần lớn gia đình đều có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách và xử sự của cá nhân. Tuy nhiên, một số khiếm khuyết của gia đình trong mối quan hệ với các yếu tố khác đã tác động đến việc thực hiện tội phạm của cá nhân. Trên thực tế, người phạm tội thường xuất phát từ trong những hồn cảnh gia đình có một số khiếm khuyết, hạn chế nhất định như sự khó khăn về kinh tế; thế hồn cảnh hơn nhân, gia đình có sự bất hạnh, không đầm ấm, thiếu hạnh phúc; gia đình có sự hạn chế trong việc kiểm sốt, giáo dục, quản lý đối với các thành viên. Những biểu hiện cụ thể của sự khiếm khuyết trong gia đình thể hiện ở một số hoàn cảnh như:

+ Gia đình có cơ cấu khơng hồn thiện;

+ Gia đình có bầu khơng khí xung đột căng thẳng kéo dài;

+ Gia đình có phương pháp sư phạm giáo dục con cái không phù hợp;

+ Gia đình có khiếm khuyết sai lệch trong ý thức đạo đức, ý thức pháp luật và định hướng giá trị;

+ Gia đình có một hoặc nhiều thành viên phạm tội.

Nghiên cứu đặc điểm hoàn cảnh gia đình giúp nhận thức được nguyên nhân của việc hình thành những đặc điểm tâm lý tiêu cực của người phạm tội, thấy được vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với hành vi phạm tội của mỗi cá nhân. Từ đó, có thể kiến nghị những biện pháp phịng ngừa sớm tội phạm từ góc độ gia đình đối với cá nhân.

Thứ hai, nghề nghiệp.

Khi nghiên cứu đặc điểm nghề nghiệp, Tội phạm học xác định 02 vấn đề: + Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với tình hình tội phạm;

+ Cơ cấu của tội phạm theo nghề nghiệp.

Kết quả thống kê cho thấy người phạm tội khơng có việc làm thường chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt đối với nhóm người tái phạm thì tỷ lệ này cịn cao hơn rất nhiều. Trong số những người có nghề nghiệp, người phạm tội phần lớn rơi vào nhóm lao động chân tay, lao động giản đơn, những người có tri thức và hưu trí thường ít phạm tội hơn. Mặt khác, do đặc thù của từng ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân mà mỗi loại tội phạm phổ biến thường xảy ra ở mỗi ngành nghề cũng có sự khác biệt.

Ví dụ: Đối với ngành tài chính ngân hàng thì những tội phạm phổ biến là tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng. Trong ngành hải quan thì lại thường xảy ra các tội phạm như buôn lậu, nhận hối lộ. Đối với ngành Tư pháp về nhóm tội phạm phổ biến và đặc thù là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Nghiên cứu đặc điểm nghề nghiệp giúp nhận thức được ở lĩnh vực nào của đời sống xã hội, ở ngành nào của nền kinh tế loại tội phạm nào thường xảy ra. Đồng thời, cho chúng ta hiểu đặc thù của từng tầng lớp xã hội, từng ngành sản xuất. Nghề nghiệp và thành phần xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm, nó ảnh hưởng đến cơ chế của hành vi phạm tội. Những nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra những phương hướng và giải pháp phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba, nơi cư trú.

Đặc điểm nơi cư trú cho phép nhận thức được tỷ lệ phạm tội theo khu vực cư trú, cơ cấu của tình hình phạm tội theo các vùng miền, khu vực khác nhau.

Kết quả thống kê cho thấy tình hình tội phạm thường tập trung ở các đô thị lớn với cơ cấu cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, tội phạm đang có chiều hướng gia tăng ở các khu vực có mức độ đơ thị hóa cao, ở một số khu vực giáp ranh về địa giới hành chính, những khu vực đang có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu dân cư, cơ cấu kinh tế, ngành nghề.

Nơi cư trú là môi trường của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân con người, thể hiện q trình xã hội hóa cá nhân, xác định vai trị vị trí của mỗi cá nhân trong mơi trường lớn. Vì vậy, yếu tố nơi cư trú ảnh hưởng đến một số đặc điểm thuộc tâm lý cá nhân như yếu tố văn hóa, tập qn, thói quen, nét tính cách mang đặc trưng của địa bàn cư trú. Điều này rất có ý nghĩa trong hoạt động dự báo và phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)