Chương 5 – Nhân thân người phạm tội
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu nhân thân người phạm tội:
Thứ nhất, nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo sơ sở cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm (từ phía người phạm tội).
Nguyên nhân của việc thực hiện tội phạm một mặt được thể hiện ở tổng thể những hoàn cảnh khách quan bên ngồi quyết định đến sự hình thành động cơ và sự quyết tâm thực hiện tội phạm, nhưng mặt khác, còn được thể hiện trong các đặc điểm nhân thân người phạm tội như hệ thống nhu cầu, lợi ích, quan điểm sống, định hướng giá trị…
Thứ hai, nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự.
Nhân thân người phạm tội là căn cứ quan trọng để tịa án cân nhắc hình phạt tương xứng với người phạm tội (Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) vì chính đặc điểm này sẽ chi phối việc hình thành động cơ phạm tội, chi phối việc lựa chọn và quyết định cách thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ ba, nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xây dựng biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Thứ tư, nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong dự báo tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Sự thay đổi của một số đặc điểm nhân thân tất yếu dẫn đến sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng như xuất hiện thêm những tội phạm mới trong tương lai. Điều này có thể được dự đoán từ việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội để đảm bảo chủ động đối phó có hiệu quả với tình hình tội phạm.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI TRONG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI: NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI:
2.1 Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm sinh học:
Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm sinh học cho rằng các đặc điểm sinh học của người phạm tội quyết định việc phạm tội (phạm tội bẩm sinh), đồng thời phủ nhận vai trò của các đặc điểm xã hội thuộc về người phạm tội.
Điển hình cho nhóm quan điểm này là trường phái nhân chủng học tội phạm và quan điểm của một số nhà tội phạm học lý giải hành vi phạm tội bằng di truyền.
Thơng qua việc khẳng định tội phạm có ngun nhân từ các đặc điểm sinh học, các nhà tội phạm học theo quan điểm này loại trừ hồn tồn vai trị của các nhân tố xã hội như môi trường sống, sự giáo dục, sự kiểm soát và điều chỉnh của xã hội đối với hành vi xử sự của con người.
Quan điểm đề cao vai trò của các đặc điểm sinh học khơng giải thích được sự khác biệt về hành vi của những người có cùng một số đặc biệt sinh học, sự biến động của tình hình tội phạm trong xã hội với sự thay đổi của yếu tố di truyền. Quan điểm này loại bỏ hồn tồn sự tự do về ý chí của con người khi lựa chọn hành vi, xử sự khiến cho vấn đề lỗi trong trách nhiệm cá nhân đối với hành vi phạm tội cũng khơng cịn ý nghĩa.
Mặt khác, quan điểm đề cao vai trò của các đặc điểm sinh học còn phủ nhận vấn đề mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có nhà nước, phủ nhận vai trò của xã hội đối với hành vi phạm tội, khơng có sự chia sẻ cần thiết về vấn đề trách nhiệm của xã hội đối với việc thực hiện tội phạm của cá nhân. Từ đó, tạo ra sự bất bình đẳng, thiếu tính nhân văn trong hoạt động phịng chống tội phạm và khơng thể giải quyết triệt để vấn đề tội phạm và người phạm tội trong xã hội.
2.2 Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm xã hội:
Dựa trên nền tảng của triết học Mác Lênin, xem con người vừa là thực thể sinh học, vừa là thực thể xã hội và “bản chất của con người khơng phải là cái gì trừu tượng sẵn có của từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người thực tế là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, các nhà Tội phạm học theo quan điểm đề cao vai trò của các đặc điểm xã hội cho rằng yếu tố sinh học trong nhân thân người phạm tội không phải là nguyên nhân của tội phạm, mà chỉ là tiền đề phát triển của các đặc điểm xã hội.
Quan điểm đề cao vai trò của các đặc điểm xã hội chỉ ra những phát hiện về tình trạng vơ tổ chức, sự thất bại của trật tự xã hội, sự tan rã và hỗn độn thay thế cho sự liên kết xã hội.
Trong mối quan hệ giữa các đặc điểm xã hội và đặc điểm sinh học thì đặc điểm xã hội ln giữ vai trị quyết định và chính là ngun nhân của việc thực hiện tội phạm, còn đặc điểm sinh học chỉ có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức, thủ đoạn phạm tội, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khả năng kiểm sốt, khả năng phân tích nhận định trước những tác động của môi trường.
Đề cao đặc điểm sinh học Đề cao đặc điểm xã hội
+ Đặc điểm sinh học quyết định + Triệt tiêu tính xã hội trong
người phạm tội
+ Đặc điểm xã hội mang tính chất quyết định + Sinh học chỉ là yếu tố tiền đề hỗ trợ cho việc một
người thực hiện hành vi phạm tội.
+ Chủ nghĩa tội phạm học Mác-xít cho rằng đặc điểm xã hội (tâm lý xã hội) mang tính chất
quyết định đến việc một người thực hiện hành
vi phạm tội.
Bảng 5.2 – So sánh quan điểm đề cao vai trò của đặc điểm sinh học và quan điểm đề cao vai trò của đặc điểm xã hội