“Phương pháp tổng hợp” là việc khái qt hóa tồn bộ các nhận định độc lập sau khi
phân tích, so sánh từng nội dung, tiêu chí cụ thể, giúp cho quá trình đánh giá tránh khỏi sự phân tán, rời rạc và thiếu trọng tâm. Các nội dung tổng hợp được đặt trong một hệ thống cấu trúc có mối liên hệ qua lại, trong đó xác định những nội dung cơ bản chi phối nhận định chung.
∘ Ví dụ: Mối liên hệ và sự tương quan giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn trong cấu trúc về thực trạng tình hình tội phạm, giữa tỷ trọng tội phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm trọng, giữa tình hình tội phạm và sự thiệt hại, giữa mức độ ngăn ngừa tội phạm và sự đầu tư kinh phí, cơng sức; mối liên hệ chung giữa các yếu tố đó.
➢ Lưu ý: 03 phương pháp trên chỉ là những phương pháp chính, thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm mà thôi, chứ không phải là 03 phương pháp duy nhất.
5.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả phịng ngừa tội phạm: a) Các tiêu chí về lượng: a) Các tiêu chí về lượng:
Đó là sự giảm dần về số lượng vụ phạm tội và người phạm tội.
Số vụ phạm tội giảm: có nghĩa là sau khi tiến hành hoạt động phịng ngừa tội phạm
thì tổng số vụ phạm tội của các loại tội phạm xảy ra trên thực tế thế giảm. Nếu tổng số vụ phạm tội xảy ra trên thực tế giảm thì rõ ràng là phịng ngừa tội phạm đã đạt được hiệu quả nhất định.
Lưu ý: Số vụ phạm tội thực tế xảy ra (bao gồm tội phạm rõ và tội phạm ẩn) khác với
số vụ tội phạm đã bị phát hiện, xét xử và thống kê (chỉ là tội phạm rõ) - là một bộ phận trong cấu trúc về thực trạng tình hình tội phạm. Do đó, không thể chỉ dựa vào số lượng vụ phạm tội được các cơ quan tố tụng thống kê trong quá trình giải quyết vụ án hình sự để đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Số liệu thống kê sẽ có ý nghĩa đánh giá hiệu quả phịng ngừa tội phạm đối với những tội phạm có độ ẩn thấp (như cái tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, con người…).
Nếu như những loại tội phạm có độ ẩn cao (như các tội phạm tham nhũng…) thì hiệu quả phòng ngừa tội phạm thể hiện trước hết ở tỷ lệ ẩn của loại tội phạm này giảm. Có nghĩa là đã kiểm sốt được thực trạng của nó, sau đó mới xem xét số vụ phạm tội trên thực tế giảm.
Số người phạm tội giảm: Số người phạm tội bao giờ cũng lớn hơn số vụ phạm tội.
Một vụ phạm tội có thể có nhiều người tham gia (đồng phạm). Nếu số người phạm tội giảm (tiệm tiến đến số vụ phạm tội) chứng tỏ tình hình tội phạm khơng q phức tạp, thì có thể khẳng định phịng ngừa tội phạm có hiệu quả.
Nếu số vụ phạm tội giảm nhưng số người phạm tội tăng lên gấp nhiều lần thì chưa thể khẳng định hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm. Do đó, trong chính sách hình sự
và thực tiễn phòng chống tội phạm thường quan tâm đến đấu tranh với những tội phạm có nhiều đồng phạm phức tạp, tội phạm có tổ chức.