14 Chương 5 – Nhân thân người phạm tộ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 64 - 65)

3. NỘI DUNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI: 1 Các đặc điểm sinh học của người phạm tội:

14 Chương 5 – Nhân thân người phạm tộ

Chương 5 – Nhân thân người phạm tội

Khi nghiên cứu về ý thức đạo đức ở người phạm tội, Tội phạm học nhận thấy:

Một là, người phạm tội có sự hạn chế trong việc tiếp cận với những giá trị đạo đức.

Điều này thể hiện sự hiểu biết của họ về các giá trị đạo đức là khơng đầy, đủ thiếu chiều sâu. Mơi trường hình thành và phát triển nhân cách của người phạm tội có nhiều khuyết điểm, thiếu sót, họ khơng thể tiếp nhận một cách đầy đủ, toàn diện về nội dung và các giá trị đạo đức. Khơng có sự hiểu biết đầy đủ, không nhận được những tác động giáo dục có hệ thống sẽ dẫn đến những sai lệch trong ý thức đạo đức của họ. Ở người phạm tội, do không nhận thức được các giá trị đạo đức lên vai trò kiềm chế và điều chỉnh hành vi cũng không đáng kể hoặc suy yếu đi rõ nét, điều này làm cho họ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho mình xử sự thống nhất chống đối xã hội.

Hai là, người phạm tội có những quan niệm, đánh giá riêng biệt về nội dung của những

giá trị đạo đức, quan niệm của họ về điều thiện – ác, tốt – xấu, chính – tà có sự sai lệch so với những chuẩn mực chung của xã hội, của giai cấp. Đây chính là những xung đột, mâu thuẫn giữa những chuẩn mực riêng biệt của cá nhân với chuẩn mực chung của đời sống, của cộng đồng. Người phạm tội khơng nhất trí, khơng bị thuyết phục bởi những chuẩn mực đạo đức của số đơng, của mơi trường xã hội và vì thế những giá trị đạo đức khơng thực sự có ý nghĩa với họ.

Thứ tư, ý thức pháp luật.

“Ý thức pháp luật” được xem như một thể thống nhất gồm sự hiểu biết về pháp luật

và thái độ đối với pháp luật của cá nhân.

Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức có mối liên hệ rất chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong sự điều chỉnh hành vi con người. Nhiều đòi hỏi của những giá trị đạo đức được cụ thể hóa được quy định trong các quy phạm pháp luật, sự hiểu biết pháp luật sẽ tạo điều kiện củng cố thêm những địi hỏi của đạo đức xã hội và có thể làm suy yếu những sai lệch, khiếm khuyết của ý thức đạo đức. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể quan niệm về pháp luật có ý nghĩa một cách độc lập khi những yêu cầu của pháp luật và của đạo đức chưa trở thành niềm tin, chính kiến của cá nhân.

Ý thức pháp luật có ảnh hưởng sâu sắc đối với mỗi cá nhân. Nó tham gia vào việc hình thành những đặc điểm về nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị và những thuộc tính tâm lý khác của cá nhân. Đối với khơng ít người trong xã hội thì nhiều nội dung của ý thức pháp luật (như quan niệm về sự hợp pháp) phù hợp với định hướng giá trị của cá nhân. Sự khiếm khuyết trong định hướng giá trị của cá nhân là một phần rất lớn do những giá trị của pháp luật không mang lại một ý nghĩa đặc biệt nào đối với cá nhân. Họ có quan niệm khác cách tiếp cận và đánh giá riêng biệt đối với những giá trị pháp luật, khơng có sự thống nhất với những chuẩn mực chung của đời sống xã hội mà giai cấp cầm quyền đòi hỏi.

Khi nghiên cứu về ý thức pháp luật của người phạm tội, Tội phạm học nhận thấy phần lớn người phạm tội có sự hiểu biết về pháp luật rất hạn chế, những quy định của pháp luật chưa thực sự có ý nghĩa đối với đời sống hàng ngày của họ, việc giải quyết các mối quan hệ xã hội chủ yếu dựa trên thói quen, kinh nghiệm cá nhân hoặc những phong tục, tập quán của địa phương.

Học vấn thấp và hiệu quả của sự tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng còn nhiều hạn chế là những lý do chủ yếu của vấn đề này. Tuy nhiên, đối với một số nhóm tội phạm như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về kinh tế, tội phạm về chức vụ, các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp... thì những người phạm tội thường có hiểu biết rất cao về pháp luật và trong một số trường hợp người phạm tội còn lợi dụng sự hiểu biết đó để thực hiện tội phạm. Những trường hợp này có rõ ràng có sự khác biệt về quan niệm đối với các giá trị pháp luật của người phạm tội với những chuẩn mực chung của xã hội, người phạm tội khơng tơn trọng, khơng nhất trí với các giá trị pháp luật. Đây là sự xung đột của những quan điểm, quan niệm riêng biệt của cá nhân, của một nhóm, một bộ phận người khơng phù hợp với những chuẩn mực pháp luật của xã hội hiện tại trong khi tính hiệu quả, hiệu lực của việc thực thi và áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội còn chưa được nghiêm minh, đúng đắn.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 64 - 65)