Các tiêu chí về chất:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 79 - 80)

Đó là có sự giảm bớt tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm. Tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm được đánh giá ở nhiều khía cạnh cụ thể cần xem xét theo các tiêu chí sau:

Giảm dần tỷ trọng các loại tội phạm (hoặc tội phạm) nguy hiểm và phổ biến. Cơ

cấu tình hình tội phạm bao gồm nhiều loại tội phạm (hoặc tội phạm) hợp thành nhưng tính chất của nó thường bị chi phối bởi các loại tội phạm nguy hiểm và phổ biến.

Những tội phạm nguy hiểm cho xã hội được hiểu là những tội phạm có khả năng gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội, như các tội phạm tham nhũng, các tội phạm về ma túy, các tội phạm xâm phạm phụ nữ, trẻ em… mà pháp luật hình sự thường quy định áp dụng các loại hình phạt nghiêm khắc. Những tội phạm này đồng thời có tính phổ biến vì nó đã xảy ra ở hầu hết các địa bàn và thường xuyên ở các thời kỳ. Nếu sau khi tiến hành hoạt động phòng ngừa tội phạm, tỷ trọng những loại tội phạm nguy hiểm và phổ biến giảm dần trong cơ cấu tình hình tội phạm, điều đó cho phép phép hiểu tính chất của tình hình tội phạm giảm bớt tính chất nguy hiểm và khẳng định phịng ngừa tội phạm đạt hiệu quả.

Khuynh hướng chống đối xã hội giảm dần tính chất nguy hiểm. Khuynh hướng

chống đối xã hội của tội phạm cũng thể hiện tính chất của tình hình tội phạm. Ở những thời kỳ khác nhau, khuynh hướng chống đối xã hội của tình hình tội phạm có thể thay đổi. Nó được biểu hiện ở tầm quan trọng của các quan hệ xã hội mà tội phạm gây ra thiệt hại. Nếu các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu... giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu tình hình tội phạm sau khi tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm, điều đó cũng có nghĩa phịng ngừa tội phạm đạt được hiệu quả.

Ngoài ra, khuynh hướng chống đối xã hội của tội phạm còn được thể hiện ở phương thức, thủ đoạn phạm tội như khuynh hướng sử dụng bạo lực và sử dụng vũ khí, khuynh hướng phạm tội dã man, các thủ đoạn phạm tội nguy hiểm, tinh vi... Do đó, khi đánh giá hiệu quả phịng ngừa tội phạm cũng cần cân nhắc tiêu chí này.

Giảm tỷ trọng các tội phạm mới, các trường hợp tái phạm tội, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, tội phạm do cán bộ, đảng viên thực hiện. Phòng ngừa tội

phạm phải hướng đến hạn chế sự phát triển của tội phạm mới, hạn chế tỷ lệ tái phạm tội nhằm thu hẹp dần đối tượng phòng ngừa tội phạm. Nếu như trong các cơ cấu tình hình tội phạm, bên cạnh các tội phạm “truyền thống” chưa được loại bỏ, lại xuất hiện thêm tội phạm mới, đồng thời những người đã từng phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm do công tác giáo dục, cải tạo khơng đạt được mục đích thì khơng thể khẳng định được hiệu quả phòng ngừa tội phạm.

Kết quả của phịng ngừa tội phạm khơng cũng khơng chấp nhận sự gia tăng tình hình tội phạm của người chưa thành niên, vì người chưa thành niên là thế hệ tương lai của đất nước, được ưu tiên chăm sóc, giáo dục. Nếu tỷ trọng người chưa thành niên phạm tội chiếm tỷ trọng cao, rõ ràng và người tội phạm chưa đạt được hiệu quả.

14 Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm

Cán bộ, đảng viên phải là người có phẩm chất tốt. Trước hết cán bộ, đảng viên là những người lãnh đạo hoặc tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống tội phạm. Nếu đối tượng này phạm tội phổ biến thì tình hình tội phạm có tính chất nguy hiểm cao, gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Do đó, khi đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm cũng cần xem xét chỉ số tình hình phạm tội do cán bộ, đảng viên thực hiện.

Giảm dần chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm. Tính chất nguy hiểm của

tình hình tội phạm cịn được thể hiện ở những thiệt hại do tình hình tội phạm gây ra. Sự thiệt hại được biểu hiện ở những thiệt hại về thể chất, vật chất, tinh thần và trật tự các quan hệ xã hội. Chỉ số thiệt hại được đánh giá cụ thể như số lượng người chết, tỷ lệ thương tật, mất sức lao động; trị giá tài sản mất, bị hư hỏng, bị hủy hoại và những chi phí cho việc sửa chữa, khắc phục; thiệt hại về uy tín, danh dự, tình cảm; sự mất ổn định các quan hệ xã hội. Nếu sau khi tiến hành các hoạt động và người tội phạm, số vụ phạm tội giảm nhưng chỉ số thiệt hại tăng thì vẫn chưa thể kết luận phịng ngừa tội phạm có hiệu quả. Do đó, hiệu quả phịng ngừa tội phạm phải được thể hiện ở sự giảm bớt những thiệt hại do tình hình tội phạm gây ra.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)