Các đặc điểm riêng của dự báo tình hình tội phạm:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 87 - 88)

Dự báo tình hình tội phạm là dự báo mang tính “bước hai”:

Hoạt động dự báo tình hình tội phạm chỉ có thể được tiến hành sau khi dự báo sự thay đổi của xã hội trong khoảng thời gian muốn tiến hành dự báo tình hình tội phạm. Nói cách khác, tính “bước hai” của dự báo tình hình tội phạm thể hiện: dự báo tình hình tội phạm chỉ có thể thực hiện sau các dự báo xã hội khác, dự báo tội phạm đi liền theo các dự báo xã hội. Điều này xuất từ sự ảnh hưởng, chi phối của các yếu tố xã hội, sử dụng kết quả dự báo xã hội có liên quan để dự báo tình hình tội phạm.

Đặc điểm “tính bước hai’ có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác dự báo tình hình tội phạm: chủ thể dự báo phải căn cứ vào kết quả của các dự báo kết quả xã hội khác, đặt dự báo tình hình tội phạm trong mối quan hệ chặt chẽ với các dự báo xã hội khác.

Tính phức tạp của hoạt động dự báo:

Tính phức tạp của hoạt động dự báo xuất phát từ tính phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tội phạm. Các hiện tượng tác động đến tình hình tội phạm ở nhiều mức độ, tầng nấc khác nhau. Do đó, khi dự báo tình hình tội phạm cần xác định những tác động cơ bản có sức chi phối quy luật phát triển của tình hình tội phạm.

Đặc điểm “tính phức tạp” giúp các chủ thể dự báo thu thập đầy đủ những thông tin, số liệu phục vụ cho hoạt động dự báo, xử lý các nguồn thông tin để dự báo tội phạm cũng như cần thiết có sự đầu tư đúng mức về nguồn nhân lực, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dự báo tình hình tội phạm.

1.4. Các thơng tin được sử dụng trong hoạt động dự báo tình hình tội phạm:

Thứ nhất, các thơng số của tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại như thực

trạng, cơ cấu, động thái, chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm; các số liệu tương ứng của tội phạm, nhóm tội phạm cần dự báo cũng như những thơng tin về tội phạm khác có liên quan. Các số liệu này phải chính xác, đầy đủ và liên tục trong khoảng thời gian khá dài (từ 10 năm đến 15 năm).

Thứ hai, số liệu, thông tin về các tệ nạn xã hội có liên quan đến tội phạm như ma túy,

mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu…

Thứ ba, các số liệu, thông tin về kinh tế - xã hội, hoạt động tổ chức quản lý xã hội. Thứ tư, hệ thống pháp luật hiện hành và phương hướng hoàn chỉnh hệ thống pháp

luật trong tương lai.

Thứ năm, các thông tin về chủ thể phòng ngừa tội phạm trong hiện tại và phương

hướng thay đổi nhằm hoàn thiện trong tương lai.

4 Chương 7 – Dự báo tình hình tội phạm & Kế hoạch hố hoạt động phịng ngừa tội phạm Chương 7 – Dự báo tình hình tội phạm & Kế hoạch hố hoạt động phịng ngừa tội phạm

1.5. Các phương pháp dự báo tình hình tội phạm:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)