KHÁI NIỆM NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM: 1 Khái niệm:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 28 - 31)

1.1 Khái niệm:

“Nguyên nhân gốc rễ của tội phạm là sự đói nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm, phân biệt chủng tộc, chăm sóc sức khỏe nghèo nàn, điều kiện nhà ở tồi tệ, yếu kém về giáo dục ở trường học, khuyết tật về tinh thần của cá nhân, lạm dụng rượu bia, gia đình bố mẹ đơn thân, nạn có thai của trẻ chưa thành niên và một xã hội ích kỷ và tham lam”

Patrick V. Murphy – Nhà tội phạm học người Mỹ

“Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm” là tổng hợp những hiện tượng, quá

trình xã hội xác định tình hình tội phạm là hậu quả của chúng, đó là tồn bộ những hiện

tượng, q trình xã hội có khả năng làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm.

Nói cách khác, tình hình tội phạm là kết quả của sự tương tác giữa những hiện tượng và quá trình xã hội.

Nguyên nhân & điều kiện của tình hình tội phạm → Tình hình tội phạm = Hậu quả

Câu hỏi: Vì sao xã hội phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm?

Một mặt, tình hình tội phạm là điều tất yếu, tăng hoặc giảm chứ không bị triệt tiêu; bởi

lẽ mỗi người sống trong xã hội luôn tồn tại những mâu thuẫn về mặt lợi ích trong xã hội, mà những mâu thuẫn này khơng thể nào bị triệt tiêu hồn tồn.

Mặt khác, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, do con người cụ thể trong xã

hội thực hiện.

Lưu ý: Không phải mọi hiện tượng xã hội đều làm phát sinh tình hình tội phạm, bởi vì

chỉ có những hiện tượng xã hội có khả năng làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm thì mới làm phát sinh tình hình tội phạm.

Câu hỏi: Tại sao không thể tách rời nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm?

Cả nguyên nhân của tình hình tội phạm và điều kiện của tình hình tội phạm đều là hiện tượng xã hội, đều hướng đến mục đích chung là phịng ngừa tội phạm.

Mối quan hệ giữa nguyên nhân của tình hình tội phạm và điều kiện của tình hình tội phạm là mối quan hệ giữa điều kiện cần và điều kiện đủ của tình hình tội phạm. Trong đó: + Ngun nhân của tình hình tội phạm là điều kiện cần vì nó có thể trực tiếp phát

+ Điều kiện của tình hình tội phạm là điều kiện đủ vì nó khơng trực tiếp phát sinh, mà phát sinh trên cơ sở nguyên nhân của tình hình tội phạm.

1.2 Các đặc điểm chung của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm:

Thứ nhất, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là những hiện tượng và quá trình xã hội.

Tính xã hội của ngun nhân và điều kiện tình hình tội phạm được biểu hiện ở nguồn gốc hình thành, ở nội dung và ở sự tồn tại và thay đổi của nó trong lịch sử.

Ở nguồn gốc hình thành, ngun nhân chỉ xuất hiện khi có sự tương tác lẫn nhau của các hiện tượng và quá trình xã hội. Khơng có sự vận động và xung đột của những xu thế, những trào lưu hay những khuynh hướng mang tính xã hội hóa thì khơng thể có nguyên nhân của mọi sự biến đổi trong xã hội. Dựa trên sự vận động và tương tác của thời đại, điều kiện của tình hình tội phạm được hình thành, tuy khơng hàm chứa những mâu thuẫn, xung đột cần phải giải quyết, nhưng nó mở ra thời cơ xã hội thuận lợi để nguyên nhân làm phát sinh nhanh chóng hơn những biến cố trong xã hội.

Ở khía cạnh nội dung, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm bao giờ cũng phản ánh những mâu thuẫn về nhiều mặt của đời sống. Nội dung cơ bản nhất của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là những mâu thuẫn tồn tại trong đời sống xã hội mà có thể nhận diện dựa trên những mặt hoạt động cơ bản như kinh tế, văn hóa, chính trị, tâm lý, quản lý, pháp luật… Trong đó, những mâu thuẫn về kinh tế ln ln được nhận diện một cách cụ thể, trực tiếp và cũng gay gắt, rõ nét nhất trong đời sống xã hội.

Ở khía cạnh sự tồn tại và thay đổi của nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm trong lịch sử, sự xuất hiện của những tội phạm mới, những biến đổi về phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội phải được lý giải dựa vào sự vận động và biến đổi liên tục của đời sống xã hội bởi vì nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm ln phát sinh, tồn tại và thay đổi tuân theo các quy luật của đời sống xã hội và cũng được quyết định bởi chính các nhân tố xã hội.

Về mặt ý nghĩa, tính chất xã hội của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm giúp nhận diện một cách chính xác về nguồn gốc của tình hình tội phạm trong xã hội, phân biệt được các nhóm nguyên nhân và điều kiện khác nhau dựa vào nguồn gốc hình thành, từ đó hoạch định những giải pháp phòng ngừa một cách hiệu quả.

Thứ hai, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là những hiện tượng mang tính tiêu cực.

Một là, tính tiêu cực của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm được thể hiện ở xu thế chống đối, đi ngược lại những quá trình vận động và phát triển của đời sống xã hội.

Cụ thể, nguyên nhân và điều kiện chỉ xuất hiện khi có những mâu thuẫn trong đời sống xã hội và những mâu thuẫn này chính là những q trình xã hội có khuynh hướng đối lập thốt ly khỏi chiều hướng phát triển đã được hoạch định của toàn xã hội.

Ví dụ: Sự chống đối của các thế lực phản động trong và ngồi nước đối với q trình xây dựng và phát triển đất nước; lối sống thực dụng cực đoan đề cao giá trị vật chất, coi

3 Chương 3 – Nguyên nhân & điều kiện của tình hình tội phạm Chương 3 – Nguyên nhân & điều kiện của tình hình tội phạm

thường các giá trị tinh thần; sự vô tổ chức, vô kỷ luật, vi phạm đạo đức, pháp luật của một bộ phận dân cư.

Lưu ý: Khi xem xét và đánh giá về tính chất tiêu cực của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm cần phải nhận thức được rằng việc xác định một hiện tượng nào đó là tiêu cực hay tích cực phải ln căn cứ vào những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của giai cấp thống trị xã hội trong những giai đoạn khác nhau của sự phát triển.

Hai là, tính tiêu cực của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm được thể hiện thông qua những tác động đến từ mặt trái của một số những hiện tượng và quá trình xã hội được coi là tích cực và phù hợp với sự phát triển đi lên của xã hội.

∘ Ví dụ: Những tác động đến từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, từ mặt trái của sự hội nhập kinh tế tồn cầu hóa, mặt trái của sự phát triển khoa học – công nghệ, mặt trái của xu thế đơ thị hóa và hiện đại hóa…

Như vậy, chính từ nội tại của những hiện tượng xã hội dù mang tính tích cực vẫn ln tồn tại các tác động mặt trái không mong muốn đến đời sống xã hội và làm phát sinh tình hình tội phạm.

Tình hình tội phạm là hậu quả của những hiện tượng và quá trình xã hội tiêu cực, khi đã được sinh ra thì đến lượt nó với tư cách là một loại hiện tượng tiêu cực lại có thể đóng vai trị là ngun nhân làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực khác, trong đó có bản thân tình hình tội phạm.

Ví dụ: Tội phạm về ma túy là hậu quả của nhiều nhóm nguyên nhân và điều kiện xã hội khác nhau, nhưng khi đã được phát sinh thì nó lại trở thành ngun nhân của nhiều nhóm tội và loại tội phạm khác như các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm con người.

Về mặt ý nghĩa, nghiên cứu đặc điểm này giúp nhận thức đầy đủ hơn về cơ chế phát sinh, tồn tại và thay đổi của tình hình tội phạm trong xã hội; đồng thời, tạo cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp hiệu quả trong việc phịng, chống tình hình tội phạm trong xã hội.

Thứ ba, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là những hiện tượng phổ biến và tồn tại ổn định tương đối.

Tính phổ biến, ổn định tương đối của nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm được thể hiện trên 02 bình diện cơ bản là phạm vi tồn tại, tác động của nó và thời gian duy trì những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội.

Ở khía cạnh thứ nhất, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là những hiện tượng, quá trình xã hội tồn tại ở phạm vi rộng lớn mang tính quốc gia, quốc tế và thời gian tồn tại của nó tương ứng với từng chế độ xã hội, từng thời đại cũng như trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Ở khía cạnh thứ hai, những hiện tượng, quá trình xã hội là nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là những hiện tượng tồn tại ổn định tương đối về thời gian. Mức ổn định này được xác định bằng những khoảng thời gian tương đối lâu dài như một thời đại, một chế độ xã hội hoặc một giai đoạn nhất định của lịch sử.

Về mặt ý nghĩa, nghiên cứu đặc điểm này giúp phân biệt được với nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể và tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm chung trong xã hội.

1.3 Ý nghĩa nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm:

Thứ nhất, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm tạo cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội.

Vì hoạt động phịng ngừa tội phạm trong thực tiễn chỉ đạt được hiệu quả khi có sự hiểu biết đầy đủ về nguồn gốc phát sinh, tồn tại và thay đổi của tình hình tội phạm nên hoạt động phịng ngừa tội phạm khơng thể tách rời khỏi việc nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm chỉ đạt hiệu quả khi nó sử dụng những thành tựu nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm.

Thứ hai, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm tạo cơ sở để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một cách phù hợp, giảm thiểu các mâu thuẫn trong xã hội là nguyên nhân sâu xa làm phát sinh tình hình tội phạm.

Việc soạn thảo, ban hành và thực hiện các chính sách nhằm phát triển kinh tế – xã hội trước mắt cũng như về lâu dài cần thiết phải nắm bắt được kịp thời các nhân tố xã hội có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm, để thơng qua đó, có thể can thiệp, tác động kịp thời vào những vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong xã hội; từ đó, làm giảm thiểu, hạn chế mức độ căng thẳng, gay gắt của chúng, kiểm soát chúng trong một giới hạn cho phép. Điều này có nghĩa là việc kiểm sốt được tình hình tội phạm trong xã hội duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Mặt khác, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm giúp dự liệu trước những tác động tiêu cực từ một số chính sách đối với đời sống xã hội, qua đó chủ động hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn của chúng để không làm phát sinh tội phạm trong xã hội.

Thứ ba, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách về pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 28 - 31)