PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM: 1 Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 68 - 71)

2.1 Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp:

“Biện pháp phòng ngừa chung đối với tình hình tội phạm” là những biện pháp loại

trừ nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm, hạn chế khả năng phát sinh nhiều loại tội phạm. Loại biện pháp này tác động làm giảm bớt các mâu thuẫn xã hội, xóa bỏ các hiện tượng xã hội tiêu cực, vì thế tình hình tội phạm nói chung khơng có cơ sở để phát sinh, tồn tại.

∘ Ví dụ: Biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp, tuyên truyền pháp luật, quản lý dân cư...

“Biện pháp phòng ngừa loại tội phạm” là những biện pháp tác động căn bản đến một

hoặc một số lĩnh vực, loại trừ nguyên nhân và điều kiện quan trọng của một loại tội phạm, hạn chế khả năng làm phát sinh loại tội phạm đó. Loại biện pháp này có mức độ tác động sâu sắc đến loại tội phạm cần phịng ngừa.

∘ Ví dụ: Biện pháp kiểm tra, giám sát cán bộ để phòng ngừa tham nhũng.

“Biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể” là những biện pháp tác động đến từng cá

nhân và loại trừ từng tình huống tội phạm của một tội phạm cụ thể. Tuy có phạm vi tác động hẹp, nhưng loại biện pháp này có mức độ tác động sâu sắc, cụ thể đến từng tội phạm, hạn chế khả năng làm phát sinh tội phạm đó.

∘ Ví dụ: Tuyên truyền pháp luật giao thông và trang bị hệ thống tín hiệu giao thơng tốt sẽ có tác dụng phòng ngừa tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Để phịng ngừa tội phạm có hiệu quả, cần kết hợp các biện pháp phịng ngừa chung đối với tình hình tội phạm và phòng ngừa riêng từng loại tội phạm và tội phạm cụ thể.

2.2 Căn cứ vào nội dung, tính chất của biện pháp:

“Biện pháp kinh tế – xã hội” là những biện pháp có tính chất kinh tế, tác động chủ yếu

đến lĩnh vực kinh tế, làm hạn chế khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm, đặc biệt là các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm kinh tế, tham nhũng…

∘ Ví dụ: Biện pháp cải cách chế độ lương cho cán bộ và thu nhập người dân nói chung nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người, có tác dụng phịng ngừa tình trạng tham trộm cắp, kể cả giết người.

“Biện pháp chính trị – xã hội” là những biện pháp có tính chất chính trị - tư tưởng,

tác động chủ yếu đến lĩnh vực chính trị. Loại biện pháp này làm hạn chế khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm, đặc biệt là các tội phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, các tội phạm tham nhũng, chức vụ...

∘ Ví dụ: Biện pháp tuyên truyền, vận động quần chúng cảnh giác với các thế lực thù địch để phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực an ninh, chính trị.

“Biện pháp văn hóa – tâm lý xã hội” là những biện pháp tác động đến đời sống tinh

thần của xã hội, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, hình thành nhân cách, lối sống, thói quen phù hợp, giải trí lành mạnh. Loại biện pháp này làm hạn chế khả năng phát sinh tình hình tội phạm, đặc biệt là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh công cộng, các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình, các tội về ma túy…

∘ Ví dụ: Biện pháp tạo sân chơi lành mạnh cho các thanh niên để phòng ngừa tội phạm ma túy, mại dâm...

“Biện pháp tổ chức, quản lý xã hội” là những biện pháp thiết lập cơ chế kiểm tra giám

sát con người trong xã hội để kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót và vi phạm. Loại biện pháp này làm hạn chế khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm, đặc biệt là các tội phạm tham nhũng, các tội phạm chức vụ, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội phạm do người chưa thành niên phạm tội, do những người tái phạm, người có nhân thân xấu thực hiện...

∘ Ví dụ: Biện pháp kiểm tra, giám sát cán bộ để phòng ngừa tham nhũng, biện pháp quản lý dân cư tạm trú để phòng ngừa tội phạm trong cộng đồng...

“Biện pháp pháp luật” là sử dụng pháp luật như một phương tiện để phòng ngừa tội

phạm. Sự hiện diện của pháp luật và hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của nó có thể loại trừ các khả năng phạm tội. Để nâng cao vai trò phòng ngừa tội phạm của pháp luật, nhà làm luật cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật kịp thời.

“Biện pháp phát hiện, xử lý tội phạm” hay còn gọi là các biện pháp “chống” tội phạm,

thể hiện ở khả năng điều tra, xét xử tội phạm khi có tội phạm xảy ra. Nếu tất cả các tội phạm thực hiện đều bị phát hiện, xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì hiệu quả phịng ngừa tội phạm được nâng cao.

4 Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm

2.3 Căn cứ vào chủ thể chịu tác động của biện pháp:

“Biện pháp áp dụng chung cho tất cả mọi người” là những biện pháp mang tính

định hướng, tuyên truyền, giúp đỡ phù hợp với điều kiện chung của nhiều người.

∘ Ví dụ: Biện pháp tổ chức dạy nghề cho lao động, tuyên truyền xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu...

“Biện pháp phịng ngừa những người có đặc điểm nhân thân xấu, dễ phạm tội”

như những người tái phạm, phạm tội chuyên nghiệp, có quan hệ với các tệ nạn xã hội... Những biện pháp này đòi hỏi mức độ sâu sắc hơn về chuyên môn nghiệp vụ.

∘ Ví dụ: Biện pháp dạy nghề sau cai nghiện...

“Biện pháp phòng ngừa đối với những người đã phạm tội” là những biện pháp

trách nhiệm hình sự, có tính cưỡng chế, áp dụng riêng biệt cho từng người phạm tội và trên cơ sở quy định của pháp luật.

“Biện pháp phòng ngừa đối với cán bộ, công chức – viên chức”. Những người này

có điều kiện phạm tội cao do có quyền lực, có quyền quản lý tài sản cơng, khả năng phát hiện xử lý khó. Những biện pháp này địi hỏi tính chất chun mơn nghiệp vụ cao, có cơ chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan quản lý, giám sát một cách chặt chẽ.

“Biện pháp phòng ngừa đối với người chưa thành niên”. Người chưa thành niên

cũng có nguy cơ phạm tội cao do những hạn chế về tâm sinh lý. Vì vậy biện pháp phịng ngừa tội phạm cần chú ý tính chất giáo dục, quản lý, giúp đỡ và tránh những tác động gây tổn thương thể chất, tinh thần đối với người chưa thành niên.

2.4 Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực cần phòng ngừa tội phạm:

“Biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng chung trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia”.

Loại biện pháp này thích hợp với điều kiện và yêu cầu phòng ngừa tội phạm chung cho tất cả các vùng, miền trong tồn quốc.

∘ Ví dụ: Biện pháp tuyên truyền pháp luật, quản lý địa bàn dân cư...

“Biện pháp phòng ngừa áp dụng riêng cho địa phương, vùng, miền”. Loại biện

pháp này đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm riêng cho địa phương, vùng đó. Nó có tác dụng khắc phục các nguyên nhân và điều kiện phạm tội đặc thù nơi có tội phạm xảy ra.

∘ Ví dụ: Biện pháp tuyên truyền xóa bỏ trồng cây thuốc phiện ở vùng có tập qn trồng cây thuốc phiện, biện pháp phịng ngừa buôn lậu ở những địa phương gần biên giới...

“Biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng riêng cho ngành, lĩnh vực hoạt động”.

Loại biện pháp này khắc phục các nguyên nhân và điều kiện phạm tội đặc thù ở ngành, lĩnh vực hoạt động đó.

∘ Ví dụ: Biện pháp theo dõi các giao dịch bất thường trong ngành ngân hàng để phòng ngừa rửa tiền, biện pháp kiểm tra hàng trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu để phịng ngừa bn lậu, trốn thuế...

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 68 - 71)