Các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 65 - 66)

3. NỘI DUNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI: 1 Các đặc điểm sinh học của người phạm tội:

3.4. Các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự:

“Đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự” là nhóm dấu hiệu thể hiện tính chất

nguy hiểm của tội phạm và của nhân thân người phạm tội, bao gồm: + Người phạm tội lần đầu;

+ Người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp; + Người tổ chức, cầm đầu và những đồng phạm khác;

+ Người chưa thành niên phạm tội.

Nhóm dấu hiệu này liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, có giá trị làm tăng hoặc giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Những dấu hiệu này thường được quy định là tình tiết định khung, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS được quy định tại các

Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, có ý nghĩa khi quyết

định hình phạt cũng như xây dựng các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội.

Nhận định: Trong mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội thì đặc điểm sinh học chỉ là tiền đề phát triển của các đặc điểm xã hội, còn đặc điểm xã hội mới quyết định việc phạm tội.

Nhận định SAI.

Vì yếu tố quyết định đến việc phạm tội là đặc điểm tâm lý xã hội của người phạm tội nên đặc điểm về tâm lý mới là yếu tố quyết định đến việc phạm tội, chứ không phải là đặc điểm xã hội.

Nhận định: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nghiên cứu tất cả các đặc điểm sinh học, xã hội, tâm lý của người phạm tội.

Nhận định SAI.

Vì nghiên cứu nhân thân người phạm tội chỉ nghiên cứu các đặc điểm, dấu hiệu đặc

trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội và những đặc điểm, dấu hiệu này tác động, kết hợp với những tình huống, hồn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 65 - 66)