3. NỘI DUNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI: 1 Các đặc điểm sinh học của người phạm tội:
10 Chương 5 – Nhân thân người phạm tộ
Chương 5 – Nhân thân người phạm tội
Nghiên cứu đặc điểm này giúp chúng ta xác định được sự phân bố của tội phạm theo trình độ học vấn, cơ cấu của tội phạm theo trình độ học vấn.
Kết quả thống kê cho thấy trình độ học vấn của người phạm tội thường thấp hơn so với những người không phạm tội trong cùng một lứa tuổi. Tuy nhiên, ở các tội phạm khác nhau thì trình độ học vấn của người phạm tội cũng khác nhau. Chẳng hạn đối với những Tội gây rối trật tự công cộng, Tội hiếp dâm, các tội có sử dụng bạo lực mang tính chất cơn đồ thường do nhóm người có trình độ học vấn thấp thực hiện. Trong khi đó, đối với những tội phạm về kinh tế, tội phạm có động cơ vụ lợi được thực hiện bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì thường do những người có trình độ học vấn cao thực hiện. Đặc biệt đối với những người có trình độ học vấn cao khi thực hiện tội phạm thường có thủ đoạn, phương pháp tinh vi, xảo quyệt hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Nghiên cứu các đặc điểm này giúp nhận thức được sự hiểu biết về xã hội của người phạm tội, quá trình hình thành và phát triển một số khả năng về xã hội của họ. Việc nghiên cứu này cũng cho thấy người phạm tội đã sử dụng sự hiểu biết của mình để thực hiện hành vi tội phạm như thế nào, đồng thời thấy được mối liên hệ giữa trình độ học vấn với tình hình tội phạm để từ đó xây dựng các biện pháp phịng ngừa.
Thứ hai, nhu cầu.
“Nhu cầu” là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn trong những điều
kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Nhu cầu gây cho con người cảm giác đang ở trong trạng thái thiếu thốn và cá nhân tìm mọi cách để đáp ứng, thỏa mãn nó.
Nhu cầu của con người bao giờ cũng có đối tượng cụ thể. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu và tội phạm, Tội phạm học tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của nhu cầu đối với việc làm phát sinh tính động cơ và ảnh hưởng của nhu cầu lên hành vi lên cách xử sự của con người khi nó khơng được thỏa mãn. Trong trường hợp nhu cầu khơng được thỏa mãn, nó sẽ làm phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng của chủ thể và điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của chủ thể, nó thúc đẩy xử sự ở mức độ phản ứng (tìm kiếm có định hướng phương thức thỏa mãn) và cả ở mức độ của hoạt động nhận thức.
Mỗi cá nhân trong xã hội sẽ có sự khác biệt nhau về tính chất, nội dung của nhu cầu cũng như các biện pháp để thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên, khi nghiên cứu đặc điểm nhu cầu của người phạm tội, Tội phạm học nhận thấy một số những đặc trưng sau:
+ Có sự hạn hẹp của nhu cầu;
+ Có sự mất cân đối trong hệ thống nhu cầu. Người phạm tội thường quá tập trung vào một số nhu cầu mang tính thực dụng, cực đoan;
+ Tồn tại những nhu cầu biến dạng, đi ngược lại chuẩn mực của đạo đức và pháp luật. Ví dụ: sử dụng ma túy, nghiện rượu, mua dâm người chưa thành niên… + Biện pháp thỏa mãn các nhu cầu của người phạm tội là vô đạo đức và vi phạm pháp
luật.
Khi nghiên cứu về nhu cầu của người phạm tội, điều quan trọng là phải xác định được nhu cầu mang tính chủ đạo và chi phối đời sống của người đó. Việc so sánh cấu trúc của hệ thống nhu cầu với những biện pháp cá nhân có trong tay để thỏa mãn nhu cầu và hành vi thực tế của người đó cho thấy nguyên nhân của những hành vi phạm tội.
Ví dụ: Đối với những người phạm tội có động cơ vụ lợi thì đa số họ sẽ thể hiện nhu cầu vật chất trong giao tiếp thông thường, ở những người này có sự khát khao đối với việc góp nhặt, tích lũy của cải. Sự hướng đến nhu cầu vật chất chiếm ưu thế tuyệt đối so với những nhu cầu khác. Đối với những tội phạm có sử dụng bạo lực thì người phạm tội thường có sự khát khao khẳng định uy quyền của mình bằng bất cứ giá nào.
Nhu cầu của con người được hình thành và phát triển trong những điều kiện xã hội và lịch sử nhất định, trong quá trình hoạt động của cá nhân, vừa mang tính cơ động lại vừa có sự bền vững ổn định. Có thể xây dựng hình thành ở con người những nhu cầu phong phú, lành mạnh; đồng thời, cũng có thể cải tạo được những nhu cầu lệch chuẩn. Tuy nhiên, nhu cầu là một thuộc tính tâm lý mang tính ổn định và bền vững nên việc thay đổi nó là cả một q trình lâu dài. Nhu cầu sai lệch và phương thức thỏa mãn trái pháp luật sẽ dẫn đến tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm này tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách chủ động hiệu quả.
Thứ ba, định hướng giá trị.
“Định hướng giá trị” là tập hợp những giá trị tích lũy ở cá nhân trong q trình sống
dưới sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, kinh nghiệm sống và sự giáo dục. Định hướng giá trị được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, kinh nghiệm cá nhân. Qua sự trải nghiệm lâu dài giúp cho cá nhân tự lựa chọn cho mình những giá trị phù hợp. → Định hướng giá trị khơng được hình thành bẩm sinh mà hình thành bằng mơi trường
xã hội hóa.
Định hướng giá trị đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn những phương án xử sự trong đời sống cá nhân. Nó cho phép cá nhân trong những tình huống cụ thể lựa chọn những hình thức xử sự có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu và định hướng giá trị của bản thân. Thời gian phân tích, đánh giá, nhận định tình huống càng lâu bao nhiêu thì định hướng giá trị càng được thể hiện rõ nét bấy nhiêu.
Định hướng giá trị thể hiện những đánh giá của cá nhân về các nhóm giá trị trong cuộc sống. Các nhóm giá trị này có thể được xác định một cách cụ thể như vật chất – tinh thần, cá nhân – tập thể, nội dung – hình thức, truyền thống – hiện đại, giá trị nội – giá trị ngoại... Khi nghiên cứu và định hướng giá trị của người phạm tội, Tội phạm học nhận thấy ở người phạm tội có một số biểu hiện như sau:
+ Người phạm tội thường có sự đánh giá khơng đúng, có sự nhầm lẫn giữa các giá trị trong xã hội;
+ Mất cân đối trong hệ thống giá trị, người phạm tội thường tập trung vào những giá trị thứ yếu, giá trị thực dụng;
+ Xác định các thứ bậc giá trị theo mục đích ích kỷ. Trong bối cảnh cụ thể, người phạm tội ln đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên các nhóm lợi ích khác.
Nghiên cứu đặc điểm này cho thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa định hướng giá trị với tình hình tội phạm trong xã hội.
Cụ thể, nếu như trong thời kỳ bao cấp con người chỉ thiên về những giá trị tinh thần thì trong tình hình hiện nay các giá trị vật chất, giá trị ngoại lai được coi trọng. Chính vì vậy, các tội phạm thực hiện mang yếu tố vật chất ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tình