PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM 1 KHÁI NIỆM PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM:

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 67 - 68)

1. KHÁI NIỆM PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM:

1.1 Khái niệm:

Về phạm vi nội dung khái niệm phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa tội phạm nên được

hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: ngừa tội phạm trước khi nó xảy ra đồng thời kết hợp với các biện pháp phát hiện, xử lý tội phạm, chứ không nên hiểu theo nghĩa hẹp, tức chỉ bao gồm ngừa tội phạm. Bởi lẽ thực tiễn phòng ngừa tội phạm địi hỏi có sự phối hợp giữa “ngừa” với phát hiện, xử lý (chống) tội phạm.

“Phòng ngừa tội phạm” là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và

tính nhà nước nhằm khắc phục (tác động) các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội

phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

1.2 Nội dung phòng ngừa tội phạm:

“Nội dung phòng ngừa tội phạm” là tất cả các vấn đề, các khía cạnh cần tiến hành các

hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Phòng ngừa tội phạm tập trung vào các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, ở khía cạnh nội dung, tiến hành các hoạt động ngừa tội phạm – phòng ngừa xã hội.

Nội dung: Khắc phục các nguyên nhân và điều kiện phạm tội bằng việc cải thiện các

quan hệ xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các tình huống, hồn cảnh phạm tội làm cho tình hình tội phạm khơng có cơ sở phát sinh và tồn tại.

Biểu hiện: Tác động của các biện pháp đến các quan hệ xã hội như quan hệ việc làm,

quản lý, giáo dục, lập pháp… làm vơ hiệu hóa khả năng làm phát sinh tội phạm; đồng thời, kết hợp giáo dục, giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng để phòng ngừa tội phạm.

Ý nghĩa: Mang tính tích cực, chủ động và đem lại hiệu quả cao, có khả năng xóa bỏ tận

gốc tội phạm nên cần được ưu tiên nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn.

Thứ hai, phát hiện, xử lý tội phạm mà trọng tâm là các hoạt động điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội – phòng ngừa bằng sự cưỡng chế.

Tác dụng ngừa tội phạm phát huy ngay khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tiến hành đúng các thủ tục tố tụng và đặc biệt là hiệu quả răn đe phòng ngừa riêng, phòng ngừa chung từ việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Không phải lúc nào áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm cũng đem lại hiệu quả tuyệt đối.

2 Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm Chương 6 – Phòng ngừa tội phạm

1.3 Ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tội phạm:

Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm có ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội.

Phịng ngừa tội phạm khơng có nghĩa là trừng phạt hay trả thù người phạm tội mà là góp phần ngăn ngừa tình trạng một người bình thường thực hiện hành vi phạm tội và phải chịu hình phạt và các hậu quả pháp lý khác. Việc phạm tội có một phần nguyên nhân từ cá nhân con người, nhưng ngun nhân sâu xa và có tính quyết định là ở môi trường xã hội.

Thứ hai, ở khía cạnh kinh tế, phịng ngừa tội phạm đem lại hiệu quả kinh tế nhất định.

Phòng ngừa tội phạm có hiệu quả ngăn chặn những thiệt hại to lớn về kinh tế do tội phạm gây ra, kể cả những thiệt hại gián tiếp mà nhà nước và xã hội phải bỏ kinh phí để khắc phục hậu quả. Mặt khác, tỷ lệ phạm tội giảm sẽ kéo theo khả năng giảm ngân sách nhà nước dành cho hoạt động điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội.

Thứ ba, ở khía cạnh quản lý, phịng ngừa tội phạm được xem là “kênh” quản lý xã hội có hiệu quả.

Thơng qua hoạt động phịng ngừa tội phạm, các cơ quan chức năng kiểm soát được một “mảng tối” của xã hội, đó là tình hình tội phạm. Mặt khác, các biện pháp phòng ngừa tội phạm góp phần duy trì trật tự xã hội bằng các biện pháp chun mơn nghiệp vụ, thậm chí có tính cưỡng chế.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tội phạm học (Trang 67 - 68)