“Phương pháp chuyên gia” là phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia có kiến
thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về những vấn đề cần dự báo.
Quy trình thực hiện: tuyển chọn chuyên gia, cung cấp tài liệu và yêu cầu dự báo, tổ
chức cho các chuyên gia làm việc, thu thập ý kiến chuyên gia, xử lý các nhận định của các chuyên gia. Trong đó, các chuyên gia là người đưa ra dự báo chỉ mang tính tham khảo, trong những trường hợp các ý kiến này chưa phù hợp hoặc có sự mâu thuẫn giữa các ý kiến của các chuyên gia thì người tổ chức lấy ý kiến chuyên gia mới là người đưa ra kết luận cuối cùng.
Ưu điểm: Có thể dự báo trong điều kiện kinh tế - xã hội có sự thay đổi khó lường, thơng tin về tình hình tội phạm chưa thu thập đầy đủ và có thể dự báo nhiều loại tội phạm với những nội dung chi tiết.
Nhược điểm: Kết quả dự báo mang tính chủ quan. c) Phương pháp tương tự:
“Phương pháp tương tự” mơ phỏng tình hình tội phạm của một quốc gia, một địa
phương để đưa ra dự báo về tình hình tội phạm của một quốc gia, một địa phương khác có những điểm tương đồng về một số điều kiện kinh tế, xã hội, dân cư…
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, phương pháp tương tự được sử dụng phổ biến trong việc dự báo các tội xuyên quốc gia, các tội phạm mới, các tội phạm mang tính quốc tế…
Cách thức thực hiện: Quan sát, tiếp cận các thơng tin về tình hình tội phạm ở các địa
tích các nguyên nhân cơ bản của tình hình tội phạm này để từ đó so sánh đối chiếu với thực trạng xã hội, thực trạng của tình hình tội phạm của địa phương, quốc gia đang dự báo để đưa ra những dự báo tội phạm ngắn hạn và dài hạn.
Ưu điểm: Dễ thực hiện.
Nhược điểm: Chỉ sử dụng cho những dự báo về xu hướng tội phạm nói chung, chứ khơng dự báo được những nội dung chi tiết của tình hình tội phạm.
1.6. Ý nghĩa của hoạt động dự báo tình hình tội phạm:
Thứ nhất, kết quả dự báo tình hình tội phạm cho biết “bức tranh” tội phạm trong tương
lai để có thể chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch phịng ngừa tình hình tội phạm.
Thứ hai, thông qua hoạt động dự báo tội phạm, cơ quan chức năng có thể nhận biết
những lĩnh vực nào có khả năng xảy ra tội phạm cũng như những thiếu sót, bất cập từ các quy định của pháp luật để từ đó định hướng hồn thiện cho hoạt động xây dựng pháp luật nhằm điều chỉnh có hiệu quả hơn các quan hệ xã hội, đồng thời ngăn ngừa được tội phạm.
Thứ ba, dự báo tình hình tội phạm có ý nghĩa trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước,
đặc biệt là các cơ quan có chức năng phịng ngừa tội phạm. Trong quá trình dự báo tình hình tội phạm, các chủ thể dự báo sẽ phát hiện được những yếu kém, quy định chưa phù hợp trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước để từ đó có các kiến nghị nhằm khắc phục yếu kém.
1.7. Phân loại dự báo tội phạm: a) Căn cứ vào thời gian dự báo: a) Căn cứ vào thời gian dự báo:
Dự báo ngắn hạn là dự báo trong khoảng thời gian nhắn như dự báo tình hình tội phạm
trong 01 tháng (chủ yếu là dự báo từ cơ quan công an, cảnh sát) hay dự báo từ 01 năm đến 03 năm (bao gồm cả dự báo theo mùa, vụ, các dịp lễ trong năm).
Dự báo trung hạn là dự báo trong khoảng thời gian trung bình từ 03 năm đến 05 năm. Dự báo dài hạn là dự báo trong khoảng thời gian trên 05 năm.
Thời gian dự báo sẽ chi phối đến độ chính xác của các kết quả dự báo, dự báo càng ngắn hạn thì kết quả càng chính xác và ngược lại.
Thời gian dự báo phản ánh trình độ chuyên môn của người dự báo, thông thường những dự báo dài hạn là những dự báo khó, địi hỏi chủ thể thực hiện có trình độ chun mơn cao, có khả năng phân tích, phán đốn trên cơ sở sử dụng thành thạo các phương pháp dự báo.