Mơ hình ứng dụng Balanced Scorecard trong giáo dục

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 41 - 45)

Trước đây, quan hệ giữa các trường rất hạn chế, các trường chỉ chú trọng đến việc điều hành các hoạt động thường nhật. Ngày nay, các trường khơng cịn thu mình nữa mà đang chịu sự giám sát và đánh giá của xã hội. Sự đánh giá liên quan đến nhiều vấn đề như chất lượng đội ngũ nhân lực, thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chất lượng sinh viên đầu ra. Các tiêu chí này không chỉ được đánh giá trong phạm vi nước ta mà còn được đánh giá ở tầm quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều cơng ty nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam. Chất lượng đào tạo và uy tín của một trường đại học Việt Nam sẽ được nâng lên rất nhiều nếu sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đánh giá cao và tuyển dụng vào làm việc. Chính vì vậy, lãnh đạo các trường đại học phải xem mình như là những doanh nghiệp thực thụ và thường xuyên điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với mơi trường cạnh tranh hiện nay.

Để có được sự thành công và đẳng cấp quốc tế, thiết nghĩ các trường đại học ở Việt Nam cần phải được vận hành theo mơ hình quản trị doanh nghiệp. Như vậy, các trường không đơn thuần chỉ mở cửa và đợi sinh viên, mà phải đi tìm sinh viên, đặc biệt là sinh viên giỏi về trường. Muốn được như vậy, trước hết các trường phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, duy trì sự phát triển tốt và bền vững để nâng cao vị thế của mình trong và ngồi nước.

Học hỏi và phát triển

“Làm gì để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực?”

Tài chính

“Làm gì để đạt được các mục tiêu tài chính?”

Sinh viên

“Làm gì để thỏa mãn nhu cầu của sinh viên?”

Quy trình nội bộ

“Làm gì để thực hiện triệt để các mục tiêu?”

SỨ MỆNH

Hình 1.5 Mơ hình ứng dụng Balanced Scorecard trong giáo dục [14]

+ Tài chính (Financial perspective)

Hiện nay, trong khi các trường đang gặp phải bài tốn khó về tài chính vì khoản ngân sách có giới hạn, thì họ lại đang đối mặt với những thách thức khác lớn hơn: nhận được nhiều sự mong đợi hơn từ sinh viên, phụ huynh, giảng viên... Tuy khoản ngân sách bị hạn hẹp nhưng đòi hỏi các trường phải đào tạo cho xã hội những sinh viên có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Khi bàn về vấn đề tài chính trong giáo dục, nhiệm vụ chủ đạo của các trường là nhằm thu lại những giá trị phi tài chính, những giá trị về trí tuệ và sự đóng góp vơ hình vào sự phát triển của xã hội chứ khơng phải doanh thu. Giá trị tài chính trong giáo dục được nhìn nhận dưới góc độ: quy mơ đào tạo, sự hài lòng của sinh viên, sự tận tụy của giảng viên đối với nhà trường, phụ huynh với nhà trường, số lượng bài báo và cơng trình nghiên cứu khoa học…

Nhà trường cần có sự hợp tác với các doanh nghiệp, đây được coi là nhiệm vụ quan trọng. Bởi vì điều đó sẽ mang lại sự hậu thuẫn tốt cho nhà trường về mọi mặt từ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tài chính. Đồng thời tạo ra đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp, mở rộng hợp tác về chuyển giao công nghệ và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm cùng chung tay với nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Uy tín và chất lượng của nhà trường trong bình diện này có thể được thể hiện thơng qua số lượng doanh nghiệp mà nhà trường hợp tác, cũng như uy tín của các doanh nghiệp đó trên thị trường. Mối quan hệ này sẽ là cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị cho nhà trường, giải quyết được khó khăn về tài chính mà các trường đang gặp phải.

+ Sinh viên (Customer perspective)

Có nhiều quan điểm trái ngược nhau về vấn đề cho rằng sinh viên có phải là khách hàng hay khơng, sinh viên có quyền đánh giá giảng viên hay khơng... Theo quan điểm của mơ hình này là cần xây dựng mục tiêu dựa trên nhu cầu và lợi ích của

khách hàng (sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp); thơng tin phản hồi từ sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Nhà trường.

+ Học hỏi và phát triển (Learning and Growth perspective)

Ở các trường, giảng viên đóng vai trị trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ trí tuệ. Dịch vụ tốt trước hết thể hiện ở chất lượng của từng tiết học, chất lượng đầu ra và sự tiện lợi của các dịch vụ bổ trợ. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bắt buộc các trường phải là một tổ chức học tập. Để thực hiện sứ mệnh đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ chun mơn lẫn kiến thức xã hội và kỹ năng sống; nghiên cứu khoa học và ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễn.

+ Các quy trình/hoạt động nội bộ (Internal Business Prosesces Perspective)

Đây là bước cụ thể hóa bằng hành động để thực hiện các mục tiêu. Những kế hoạch sẽ trở thành hiện thực khi có các kế hoạch cụ thể có thể đo được, theo dõi được tiến trình. Vì vậy, lãnh đạo cần lựa chọn được phương thức phù hợp nhất có thể đo được, điều chỉnh được chất lượng đào tạo, nhằm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên.

Ngoài ra, để nhà trường phát triển vững mạnh cần tạo ra sự đồng thuận của cán bộ, giảng viên trong mọi hoạt động. Việc ứng dụng mơ hình trên thành cơng cần phải xuất phát từ sự cam kết, đồng tâm thực hiện nhiệm vụ của người lao động.

- Mơ hình so sánh sự khác biệt

Mơ hình này dựa trên tiền đề so sánh chất lượng của việc thực hiện các tiêu chuẩn. Nội dung chính của mơ hình này là tập trung vào xem xét những sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn đặt ra với kết quả thực tế.

S

P

C D

T

Hình 1.6 Mơ hình so sánh sự khác biệt

Nguồn: Tài liệu giám sát và đánh giá chương trình GDCN [15] Trong đó:

S: Standard (tiêu chuẩn)

P: Program performance (kết quả thực hiện của chương trình đào tạo) C: Comparison of S with P (so sánh giữa S và P)

D: Discrepancy information resulting from C (thông tin khác biệt là kết quả của C)

T: Terminate (kết thúc)

A: Alteration of P or S (thay thế của P hoặc S)

Sau khi so sánh mức độ thực hiện với các tiêu chuẩn, điều tra về các kết quả thông tin khác biệt (tất nhiên cũng có thể khơng có sự khác biệt nào) dẫn tới 4 lựa chọn thay thế. Chương trình đào tạo có thể bị bãi bỏ, khơng thay thế được, hoặc các hoạt động trong chương trình có thể thay thế được hoặc các tiêu chuẩn có thể thay thế.

- Mơ hình khung CIRO (Context Input Reaction Outcome)

Mơ hình này vẫn sử dụng trong các giáo trình đào tạo dựa trên 3 câu hỏi cơ bản như sau:

+ Cần thay đổi gì

+ Cái gì sẽ mang lại những thay đổi mong đợi

+ Căn cứ nào cho rằng thực sự đã có thay đổi trong thực tế

* Đánh giá bối cảnh (Context)

Đánh giá bối cảnh nhằm trả lời câu hỏi: "Cần phải thay đổi cái gì ?"

Trong đánh giá theo bối cảnh, giáo viên căn cứ vào các mục tiêu cuối cùng, trung hạn và mục tiêu trước mắt.

+ Những thay đổi nào trong thói quen làm việc của người lao động mà giáo viên muốn gây ảnh hưởng tới.

+ Kiến thức hoặc thái độ mà người lao động cần có trước khi có được các thói quen làm việc.

Theo cách đánh giá này cần trả lời câu hỏi: "Cái gì sẽ đem đến những thay đổi mong muốn?"

Theo cách này giáo viên phải đánh giá các nguồn lực của mình và quyết định lựa chọn theo cách tốt nhất để thực hiện. Các câu hỏi cần được đưa ra trong giai đoạn này là về ngân sách tài chính, nhân sự, kết quả của các kỹ thuật khác nhau, các nguồn nội lực và ngoại lực.

* Đánh giá phản ứng (Reaction)

Một kết quả hữu ích của đánh giá là biết các phản ứng của học sinh đối với khoá học trong hoặc sau một sự kiện. Có thể thực hiện thơng qua các câu hỏi trắc nghiệm chính thức hoặc phi chính thức trong giờ nghỉ, tại các buổi giao lưu, qua các cuộc nói chuyện sau khi khố học kết thúc.

* Đánh giá đầu ra (Outcome)

Có 4 giai đoạn trong đánh giá đầu ra là:

+ Xác định mục tiêu đào tạo;

+ Lựa chọn biện pháp thực hiện các mục tiêu;

+ Đo lường các mục tiêu trong một thời gian thích hợp; + Đánh giá các kết quả để cải tiến quá trình đào tạo.

Các kết quả của đánh giá đầu ra cho phép giáo viên quay trở lại và làm tốt hơn quá trình đào tạo hiện nay cũng như hoạch định kế hoạch đào tạo trong tương lai. Hơn nữa, nó chỉ ra cách mà từng cá nhân thay đổi khi thực hiện cơng việc. Cuối cùng, nó đo lường cả một bộ phận hay cả một tổ chức đã thay đổi như thế nào.

Rõ ràng rằng các mô hình đánh giá và giám sát đã được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Khơng có mơ hình nào vượt trội hơn hẳn các mơ hình khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn và ứng dụng một mơ hình phụ thuộc vào những quan điểm của từng cơ sở đào tạo mà họ cho là phù hợp với hoàn cảnh đánh giá và phù hợp với các kỹ năng mà người đánh giá có.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w