Đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 116 - 118)

II. Đồ dùng dạy và học

3.2.5 Đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo

Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, làm cho học sinh tích cực, chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức và nghiên cứu tìm tịi những nội dung mới.

có chất lượng. Ai cũng rõ rằng phương pháp giảng dạy chất lượng là phương pháp lấy người học làm trung tâm, là đối thoại, đặt vấn đề; là tình huống, thảo luận, là sinh viên phải làm việc nhiều ở nhà và đương nhiên giáo viên cũng cần làm việc nhiều hơn trước khối lượng kiến thức ngày càng nhiều và thông tin cũng nhiều. Nhưng để tạo ra chất lượng trong đào tạo địi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các yếu tố như quy mô lớp học hợp lý, sự hỗ trợ của các công cụ, phương tiện dạy học. Để phương pháp giảng dạy mới áp dụng được hiệu quả thì quy mơ lớp học phải tối đa là 50 học sinh, lý tưởng là 30– 35, trong thực tế rất ít có lớp học như vậy, mà có khi lên đến 100 – 150 học sinh. Những lớp học quá đông học sinh làm cho việc áp dụng phương tiện giảng dạy hiện đại như dùng đèn chiếu hoặc projector cũng kém hiệu quả. Hiện nay, chúng ta đang đứng trước những mâu thuẫn giữa quy mô lớp học, thu nhập của giáo viên và chất lượng đào tạo. Làm thế nào phải dạy học phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh để trong thời gian tối thiểu thu được lượng kiến thức tối đa. Dạy như thế nào để "Cho họ biết dùng đầu óc của mình", nhà trường phải trao cho họ chiếc chìa khố "để mở những kho tàng bí mật của tri thức loài người"

Thực tế hiện nay, phương pháp đào tạo chủ yếu trong các trường ở trong nước vẫn chủ yếu phương pháp "độc thoại" và "thụ động", với phương pháp này thì thầy giảng bài, trị chép bài. Học sinh phải tuân theo sách vở một cách máy móc, học sinh phải học thuộc lịng một số kiến thức căn bản, mà không biết những kiến thức này sẽ ứng dụng vào giải quyết vấn đề gì. Hậu quả của phương pháp dạy học này làm cho người học sinh trở nên thụ động, không phát triển được kỹ năng thực hành, sáng tạo và tư duy tự lập; giờ học trở lên đơn điệu, tẻ nhạt

Ngồi ra, mối quan hệ tương tác giữa thầy/cơ và học sinh cũng cịn q cổ kính. Học sinh khơng được khuyến khích chất vấn thầy cơ, mà phải tn theo họ một cách gần như tuyệt đối.

Mục tiêu của phương pháp là làm cho cán bộ giáo viên nắm vững về phương pháp, chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp tổ chức điều khiển để người học chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết.

Đổi mới phương pháp dạy học là phải phối hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học. Lý luận dạy

học cũng đã khẳng định phương pháp dạy học ln gắn liền với các hình thức tổ chức dạt học, mỗi phương pháp dạy học sẽ thích ứng cao với những hình thức tổ chức dạy học nhất định. Vì vậy, trong quá trình dạy học cần phải phối hợp một cách linh hoạt và đồng bộ các hình thức tổ chức dạy học.

Cơng tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là một q trình khó khăn, phức tạp. Để đổi mới phương pháp dạy học trước tiên phải đổi mới tư duy trong dạy học của giáo viên và cán bộ quản lý. Trên cơ sở đó, lựa chọn các nội dung dạy học cơ bản, thiết thực; tăng thời gian cho các hoạt động thực hành cơ bản, thực hành nâng cao phù hợp với điều kiện thực tiễn và đối tượng người học.

* Công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo

Thay đổi cách đánh giá kết quả học tập hiện nay, vốn chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần định hướng đào tạo nguồn lực để đáp ứng thị trường toàn cầu. Trước yêu cầu đó, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức chun mơn giỏi chưa đủ mà cần phải trang bị thêm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, tổ chức cơng việc, ngoại ngữ, tin học.

Công tác kiểm tra và tổ chức thi cần thực hiện một cách chặt chẽ để hướng tới mục tiêu kết quả thật, chất lượng thật. Từ công tác tổ chức thi và đánh giá chặt chẽ làm cho người học sẽ có ý thức chủ động trong học tập và rèn luyện bản thân nếu muốn đạt kết quả cao, năng lực tốt.

3.3 Kiến nghị

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w