SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 28)

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên + Thay đổi phương thức tuyển dụng cán bộ viên chức

1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ

Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là xu thế tất yếu hiện nay, các quốc gia vừa ràng buộc, vừa phụ thuộc vào nhau mở ra các cơ hội đồng thời những thách thức to lớn đối với các nước và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Trong tiến trình hội nhập đó Việt Nam phải dần dỡ bỏ các rào cản thương mại trong đó có lĩnh vực giáo dục đào tạo. Mỗi quốc gia đều tìm cho mình một con đường phát triển riêng dựa trên khai thác lợi thế của các yếu tố dầu vào như: nguồn nhân lực, khoa học công nghệ... Trong đó, sự phát triển của giáo dục, khoa học công nghệ là động lực then chốt cho sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia, tổ chức có chất lượng nguồn nhân lực tốt, sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp với nhu cầu xã hội.

Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ đòi hỏi chất lượng lao động được đào tạo phải được nâng cao và phù hợp. Từ đó đặt ra thách thức lớn cho ngành giáo dục, các cơ sở đào tạo là cần phải có sự thay đổi trong tư duy, nội dung, chương trình đào tạo...

Đảng và Nhà nước ta đã ý thức được tầm quan trọng của phát triển giáo dục và khoa học công nghệ. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội IX đã nhấn mạnh “Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ trung tâm. Con đường công nghiệp hoá của Việt Nam cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước... gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học - công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục, khoa học - công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục đào tạo của Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế và bất cập; tình trạng thừa thầy, thiếu thợ khá phổ biến làm cho cơ cấu lao động bị mất cân đối; chất lượng lao động qua đào tạo không đáp ứng được nhu cầu, các trường chỉ tập trung vào việc hoàn thiện kỹ năng cứng cho người học

trong đó kỹ năng mềm lại không được chú trọng. Thực tế đã có nhiều hội thảo được tổ chức trong thời gian qua nhằm đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục và tìm ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hội thảo “Nhân tài với thịnh suy đất nước” do TƯ hội khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam tổ chức ngày 27/9/2011. Hội thảo cũng đã tổng kết đánh giá về thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam là “Nhân thì có, còn tài thì ít”; hoặc sáng 27/9/2011, ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức tọa đàm “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” trong đó nhiều ý kiến của các chuyên gia về giáo dục là cần phải đổi mới toàn diện và đổi mới tận gốc để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới

Thách thức trên đối với giáo dục trong thời gian tới là rất lớn. Chính phủ đã thảo luận về dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 là đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời đối với mỗi người dân. Để đạt được các mục tiêu, các giải pháp cũng đã được Chính phủ đưa ra và cần sự phối hợp của các trường, các cơ sở đào tạo, của các ngành và toàn xã hội. Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho các bộ ngành, trong đó trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là một trường công lập trực thuộc Bộ Công thương có chức năng và nhiệm vụ đào tạo cử nhân Cao đẳng, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Điện, Cơ khí, May thời trang.... Cùng với sự phát triển của xã hội, của áp lực cạnh tranh, đặc biệt là trường mới lên cao đẳng năm 2008 nên hoạt động đào tạo hệ Trung cấp của nhà trường đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập trong tư duy, chương trình đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo đang là yêu cầu cấp bách đối với Trường hiện nay.

Xuất phát từ thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yênđể nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w