II. Đồ dùng dạy và học
2.3 Đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường từ phía các doanh nghiệp
Để đánh giá chất lượng đào tạo hệ trung cấp của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên trong những năm qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ quản, giáo viên có kinh nghiệm cần khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động do trường đào tạo. Trên thực tế, chất lượng sản phẩm được chính các nhà sản xuất kiểm định và đánh giá thì kết quả đó chưa mang tính thuyết phục. Do vậy, việc khảo sát ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo từ phía người sử dụng là việc làm cần thiết.
Đối với những người sử dụng, khi nói về chất lượng họ quan tâm đến các khía cạnh là: kiến thức, kỹ năng và đạo đức trong suốt quá trình học tập.
Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng lao động là khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các lao động do trường đào tạo. Tác giả tiến hành thiết kế phiếu điều tra (Phụ lục 3) và trực tiếp tới 7 doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nhiều lao động do Trường đào tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên để tiến hành điều tra.
Tác giả đã lựa chọn mẫu điều tra là 250 và tiến hành phát phiếu điều tra đến các đối tượng là nhà quản lý như: tổ trưởng, trưởng hoặc phó phòng; giám đốc, phó
giám đốc ở các bộ phận có lao động do trường đào tạo. Kết quả thu về được 155 phiếu chất lượng đạt tỷ lệ 62%.
Bảng 2.12 Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động từ phía người sử dụng
Kỹ năng làm việc Tỷ lệ đánh giá (%)
Tổng Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 1. Kiến thức về chuyên môn làm việc 155 10,2 65,7 24,1
2. Kỹ năng thực hành liên quan đến
công nghệ được sử dụng trong DN 155 15,5 64,5 20
3. Kỹ năng đọc và viết báo cáo kỹ thuật 155 18,4 62,3 19,3
4. Kỹ năng sáng tạo trong công việc 155 14 60,2 13,8 12
5. Khả năng sử dụng vi tính, ngoại ngữ 155 18,2 55,1 18,4 8,3
6. Biết lắng nghe và học hỏi người khác 155 37,5 43,2 19,3
7. Biết phối hợp với đồng nghiệp
trong công việc 155 30,6 57,2 12,2
8. Biết diễn đạt ý kiến của mình cho
người khác hiểu và chấp nhận 155 10,2 60,2 19,3 10,3 9. Có tính trung thực và tinh thần
trách nhiệm trong công việc 155 72,7 27,3 10. Chấp hành kỷ luật lao động và
tính cần cù trong lao động 155 74,6 25,4
11. Có thể làm việc với cường độ cao 155 10,2 60,2 19,3 10,3
12. Các kỹ năng khác (tiếp nhận xử lý
thông tin nhanh, tham gia hoạt động xã hội) 155 63,6 26,3 10,1 Các kỹ năng của người lao động là: kỹ năng thực hành, năng lực hợp tác, kỹ năng sáng tạo trong lao động và phẩm chất đạo đức được 100% các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng khi tuyển dụng.
Qua bảng tổng hợp đánh giá các kỹ năng trên cho thấy chất lượng đào tạo của nhà trường đứng trên góc độ đánh giá của doanh nghệp qua các tiêu chí trên là ở mức trung bình. Với kỹ năng thực hành có đến 64,5% ý kiến đánh giá của nhà quản lý và doanh nghiệp cho là trung bình, chỉ có 20% ý kiến đánh giá là tốt; 60,2% đánh giá kỹ năng sáng tạo là trung bình và 30% ý kiến đánh giá năng lực hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong công việc là trung bình, 57% đánh giá ở mức tốt.
Những thông tin về kết quả đánh giá các kỹ năng của người lao động do trường đào tạo được các doanh nghiệp đánh giá tổng hợp ở bảng. Kết quả khảo sát này càng làm sáng hơn, khách quan hơn và thực tế hơn kết quả đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Qua đó cho thấy, quá trình đào tạo hệ Trung cấp của Nhà trường cần phải được điều chỉnh cho phù hợp hơn với nhu cầu công việc thực tế. Song, nhìn