Đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường từ góc độ cựu học sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 99)

II. Đồ dùng dạy và học

2.4Đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường từ góc độ cựu học sinh

Khảo sát ý kiến cựu học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo là phần không thể thiếu được trong công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường. Do đó, trong phạm vi của luận văn sẽ phân tích kết quả đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu học sinh của nhà trường ở các khía cạnh: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kết quả đào tạo.

Đối với sinh viên, chất lượng liên hệ đến việc đóng góp vào sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí trong xã hội. Giáo dục đào tạo của nhà trường phải kết nối với mối quan tâm cá nhân của người học và nhu cầu xã hội.

Vì vậy, có thể nói rằng chất lượng được xác định bởi sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về những nhu cầu, mong muốn. Hoạt động tổ chức đào tạo trong nhà trường phải thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người học và xã hội và điều này phải thể hiện trong định hướng và mục tiêu đào tạo.

Đảm bảo chất lượng đào tạo là hoạt động cần thiết quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và đạo đức để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, kết quả của cuộc khảo sát học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp sẽ phản ánh mức độ thích ứng của sản phẩm do Trường đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động.

Đối tượng khảo sát lấy ý kiến là cựu học sinh của nhà trường đã tốt nghiệp và hiện đang làm tại các doanh nghiệp, các em đã đi làm và đang theo học liên thông lên trình độ cao hơn, các cựu học sinh khác có mối quan hệ với nhà trường. Tác giả đã thiết kế phiếu điều tra (Phụ lục 4) và phát đi 700 phiếu khảo sát và nhận được 479 phiếu trả lời đạt chất lượng, tỷ lệ phản hồi là 68,4%. Kết quả phản hồi của cựu học sinh đã được xử lý và tổng hợp kết quả ở bảng dưới.

Trong phần đánh giá chất lượng đào tạo này tác giả trình bày bốn khía cạnh: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kết quả đào tạo. Thang điểm 5 được sử dụng trong nghiên cứu này và kết quả trung bình tập trung nhiều trong khoảng từ 3 đến 4. Để thuận tiện cho việc nhận xét, đánh giá, tác giả đưa ra một số quy ước sau:

- Điểm trung bình < 3.00: Mức thấp

- Điểm trung bình từ 3.00 đến 3.24: Mức trung bình - Điểm trung bình từ 3.25 đến 3.74: Mức trung bình khá - Điểm trung bình từ 3.75 đến 3.99: Mức tốt

* Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng, nó thể hiện mục tiêu, kết quả của quá trình đào tạo. Kết quả đánh giá của cựu học sinh viên về chương trình đào tạo được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.13 Kết quả đánh giá về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Điểm trung bình

1. Kiến thức các môn học rất cần thiết 3.71 2. Đảm bảo liên thông lên trình độ cao hơn 3.55 3. Phù hợp với chuyên môn công việc 3.36 4. Phương pháp kiểm tra theo năng lực và quá trình 3.35 5. Đánh giá, kiểm tra sát với chương trình đào tạo 3.11 6. Cấu trúc chương trình linh hoạt, phù hợp 3.09 7. Nội dung chương trình được cập nhật, đổi mới 2.89 8. Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc 2.78 9. Phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 2.64

Hình 2.1 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo

Nhìn chung, cựu học sinh hài lòng về chương trình đào tạo của nhà trường. Đặc biệt họ đánh giá khá cao ở yếu tố ‘đảm bảo đủ năng lực liên thông sau đại học (Điểm trung bình = 3.55). Kế đến là các yếu tố ‘sự phù hợp của kiến thức chuyên môn với công việc’ và ‘phương pháp kiểm tra theo năng lực và quá trình’.

Bên cạnh đó, các cựu học sinh đánh giá ở mức thấp một số yếu tố trong chương trình mà họ đã học. Cụ thể là “chương trình đào tạo chưa có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết vào thực hành” (Điểm trung bình = 2.64). Phần lớn họ chỉ ngồi trên ghế nhà trường và học lý thuyết, còn thời gian thực hành và đi thực tế thì quá ít. Muốn đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sát với thực tế và thường xuyên cập nhật đổi mới. Nhưng thực tế, cựu học sinh cho rằng chương trình đào tạo mà họ đã học chưa đáp ứng được các yêu cầu này (Điểm trung bình < 3.00).

* Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và học sinh, chuyển tải những kiến thức bài học cho học sinh; dìu dắt học sinh từng bước ứng dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy, quá trình dạy học phải được tổ chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và phù hợp với nhu cầu xã hội.

Bảng 2.14 Kết quả đánh giá về đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên Điểm trung bình

1. Vững kiến thức chuyên môn 3.81 2. Kinh nghiệm thực tế nhiều 3.24 3. Dẫn dắt học sinh ứng dụng thực tế 3.00 4. Phương pháp dạy sinh động, thu hút 2.89 5. Thường xuyên khảo sát ý kiến người học 2.54

Mức độ hài lòng với đội ngũ giảng viên 3.01

Hình 2.2 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên

Nhìn chung, cựu học sinh cũng hài lòng về đội ngũ giảng viên của nhà trường. Cựu học sinh đánh giá cao yếu tố ‘vững kiến thức chuyên môn’ của đội ngũ giảng viên (Điểm trung bình cao nhất = 3.81. Thực tế, đội ngũ giáo viên của nhà trường có độ tuổi trung bình khá trẻ, phần lớn là các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường nên kinh nghiệm còn ít, phương pháp giảng dạy chưa sinh động. Trong công tác bố trí giáo viên còn chưa phù hợp, không tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy được sở trường của mình. Ngoài vững chuyên môn, người học cũng đòi hỏi giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tế, yếu tố này người học đánh giá ở mức trung bình khá (Điểm trung bình = 3.34).

Có hai yếu tố mà cựu học sinh đánh giá thấp trong phần này là phương pháp giảng dạy của nhiều giáo viên chưa thực sự sinh động và thu hút (mean = 2.89) và phần lớn các giáo viên chưa khảo sát ý kiến người học (Điểm trung bình = 2.54). Nhiều giáo viên hiện nay vẫn chưa mạnh dạn hay còn e ngại trong việc khảo sát ý kiến người học. Hiện nay, do tuổi đời còn trẻ và kinh nghiệm ít nên nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống là thầy giảng - đọc và trò ghi chép một cách thụ động. Cũng có nhiều giáo viên soạn bài trên phim trong và sử dụng máy chiếu

(overhead, projector) nhưng lúc giảng lại chỉ đơn thuần đọc những nội dung ghi trên phim trong nên làm cho không khí lớp học khá trầm. Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như bài tập nhóm, thảo luận và trình bày trên lớp, đóng vai được áp dụng còn khá ít.

* Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy. Phòng học ổn định với trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp cho giáo viên áp dụng được nhiều phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút người học. Phòng thí nghiệm và thực hành có đủ những trang thiết bị cơ bản và hiện đại sẽ dễ dàng giúp cho học sinh ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, và phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Hệ thống thư viện với các phòng đọc rộng rãi và cung cấp nhiều tài liệu học tập và tham khảo sẽ giúp cho người học phát huy khả năng tự học và nghiên cứu khoa học.

Bảng 2.15 Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất Điểm trung bình

1. Phòng học rộng, thoáng mát 3.35 2. Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng 3.15 3. Thư viện, phòng học, sách báo phục vụ tốt 3.11 4. Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy tốt 3.04 5. Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ tốt 2.84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ hài lòng với cơ sở vật chất 3.10

Hình 2.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về cơ sở vật chất

Nhìn chung, cựu học sinh hài lòng ở mức trung bình đối với cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Thực tế phòng học của nhà trường khá rộng và thoáng, một số phòng học còn nóng về mùa hè; 100% các phòng học không được trang bị hệ thống âm thanh nên ảnh hưởng đến chất lượng truyền tải

thông tin, hệ thống máy chiếu đa năng còn ít và không được cố định hóa tại các giảng đường. Phòng học rộng, thoáng mát và được trang bị các công cụ hỗ trợ là một trong những nhân tố giúp cả người dạy lẫn người học trong quá trình truyền đạt kiến thức và tiếp thu bài, tạo điều kiện cho việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy sinh động. Cựu học sinh đánh giá yếu tố này cao nhất trong phần cơ sở vật chất (Điểm trung bình = 3.35).

Yếu tố mà cựu học sinh đánh giá thấp là thiết bị thực hành và phòng thí nghiệm (Điểm trung bình = 2.84). Số lượng phòng thí nghiệm, thực hành chưa đáp ứng được quy mô đào tạo. Thực tế một số phòng thí nghiệm thường xuyên phải hoạt động quá tải để đáp ứng nhu cầu số lượng học sinh quá đông; các thiết bị thực hành và thí nghiệm còn lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của công nghệ. Các yếu tố khác cũng được cựu học sinh đánh giá thấp là hệ thống thư viện và tài liệu nghiên cứu (Điểm trung bình = 3,11). Thực tế cho thấy hệ thống thư viện của nhà trường rất hạn chế về diện tích, số lượng đầu sách, tạp chí; thư viện có 5 máy tính kết nối internet nhưng thường xuyên không hoạt động được; cung cách quản lý tại thư viện lại cứng nhắc, không tạo điều kiện thuận lợi và khích lệ người đọc.

Trong những năm gần đây, nhà trường đã từng bước nâng cấp và xây dựng một số phòng thí nghiệm cơ bản và theo chiều sâu để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học cho học sinh và giáo viên. Ngoài ra, nhà trường cũng có những đầu tư lớn cho việc xây dựng các phòng học mới và hệ thống thư viện để đáp ứng nhu cầu của người học.

* Kết quả đào tạo

Đánh giá kết quả đào tạo là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình phát triển công tác đào tạo ở bất kỳ cấp độ nào: cấp bộ môn, khoa hay cấp trường. Thứ nhất, chất lượng của sản phẩm đào tạo có năng lực nhận thức, tư duy đến mức nào và kỹ năng, kỹ xảo được đào tạo đạt đến mức nào. Thứ hai, những kiến thức và kỹ năng trang bị cho người học có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, thừa hay thiếu và cần điều chỉnh như thế nào.

Bảng 2.15 Đánh giá về kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo Điểm trung bình

1. Có lợi thế cạnh tranh trong công việc 3.15 2. Nâng cao khả năng tự học 3.21

3. Chịu áp lực công việc cao 3.50 4. Tư duy độc lập, năng lực sáng tạo 3.61 5. Thích ứng với môi trường mới 3.61 6. Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề 3.19

7.Kỹ năng chuyên môn tốt 3.47

8. Ứng dụng kiến thức vào công việc thực tiễn 3.32 9. Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc 3.21 10. Thăng tiến nhanh trong tương lai 3.19 11. Làm việc trong môi trường đa văn hóa 3.17

12. Sử dụng tin học tốt 3.13

13. Tính chuyên nghiệp 3.13

14. Làm việc nhóm 3.10

15. Sử dụng ngoại ngữ tốt 2.66 16. Kỹ năng giao tiếp tốt 2.87

Mức độ hài lòng với kết quả đào tạo của trường 3.22

Hình 2.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về kết quả đào tạo

Nhìn chung, chất lượng đào tạo của nhà trường theo đánh giá của cựu học sinh là trung bình khá. Học sinh do trường đào tạo thích ứng tốt với môi trường mới, có tư duy độc lập (Điểm trung bình = 3.61). Các nhóm yếu tố khác được đánh giá ở mức trung bình khá và trung bình (Điểm trung bình từ 3.10 đến 3.47): ‘Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc’, ‘Thăng tiến nhanh trong tương lai’, ‘Làm việc trong môi trường đa văn hóa’, ‘Sử dụng tin học tốt’, ‘Tính chuyên nghiệp’, và ‘Làm việc nhóm’... Theo đánh giá của cựu sinh viên thì các yếu tố này chưa phải là thế mạnh của học sinh nhà trường. Nhóm yếu tố được đánh giá ở mức

thấp (Điểm trung bình < 3.00): ‘Sử dụng ngoại ngữ tốt’ và ‘Kỹ năng giao tiếp tốt’. Đây là hai yếu tố được xem như là điểm yếu của học sinh nhà trường hiện nay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 99)