Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 51 - 57)

- Mơ hình Kirkpatrick

1.3.1 Các nhân tố bên trong

Trên thực tế, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào 3 nhóm nhân tố: chất lượng học sinh đầu vào, chất lượng cơ sở đào tạo và những yêu cầu, tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của người sử dụng. Tuy nhiên, để tạo ra chất lượng cần có sự kết hợp đồng bộ của các yếu tố trên, mức độ đồng bộ khác nhau thì cho kết quả có chất lượng khác nhau. Trong lĩnh vực đào tạo mà sản phẩm đặc trưng gắn với con người thì sự khơng đồng bộ trên sẽ gây hậu quả nghiêm trọng mà muốn sửa chữa phải tốn kém thời gian và chi phí.

Vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với các nhà quản lý là phải nhận biết, phải phát hiện, phải hoạch định được những điều kiện, những yếu tố và đánh giá đúng tầm quan trọng của chúng đến lĩnh vực mình quản lý. Thậm chí phải sắp xếp được thứ tự lơgic của các yếu tố đó để có kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện hợp lý.

Trong phần này tác giả đề cấp đến hai yếu tố là học sinh đầu vào và các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo.

1.3.1.1 Học sinh đầu vào

Chất lượng học sinh đầu vào được thể hiện qua các khía cạnh như: trình độ văn hóa, sở thích, nguyện vọng, sức khỏe, khả năng về kinh tế của người học. Một học sinh có điểm xuất phát cao về văn hóa, có sức khỏe tốt và khả năng kinh tế đảm bảo là điều kiện cần để tiếp cận với kiến thức nghề nghiệp. Ngược lại, nếu học sinh có điểm xuất phát thấp về văn hóa, sức khỏe sẽ ảnh hưởng phần nào đến khả năng tiếp cận kiến thức và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, để làm chủ và hình thành kỹ năng nghề nghiệp cịn phụ thuộc vào chuyên ngành, nghề nghiệp có đúng với nguyện vọng, sở thích hay khơng, từ đó các em có thể phát huy hết khả năng, sở trường của mình.

1.3.1.2 Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo

Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng đào tạo, bao gồm:

- Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là chuẩn mực đào tạo và là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo. Bộ GD&ĐT đã có khung chương trình cho tất cả các ngành, các bậc

học. Tuy nhiên, chương trình đó khơng thể hồn tồn phù hợp cho tất cả các vùng miền trên cả nước do có sự khác biệt về nhiều mặt của đời sống xã hội, sự phát triển về kinh tế xã hội, khoa học cơng nghệ. Khung chương trình đào tạo chuẩn do Bộ xây dựng là “phần cứng” mang tính bắt buộc mà các trường phải áp dụng. Bên cạnh đó các trường căn cứ vào điều kiện thực tế, căn cứ vào cơ cấu kinh tế, nhân khẩu... của khu vực có thể xây dựng bổ sung thêm các nội dung “phần mềm” cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Phần mềm do trường xây dựng thêm cần dựa trên kết quả khảo sát thực tế của khu vực về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, của địa phương và các điều kiện khác để đưa ra các chuẩn mực trong đào tạo cho phù hợp. Khung chương trình “phần cứng” và “phần mềm” cũng cần được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội; sự thay đổi của nhu cầu và xu thế hội nhập.

Về giáo trình phục vụ cho cơng tác giảng dạy và nghiên cứu được xây dựng, sử dụng dựa trên chương trình khung chuẩn quy định. Bên cạnh đó có thể sử dụng các tài liệu liên quan để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Giáo viên và cán bộ quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Giáo viên là người là người gợi mở, khuyến khích sự đam mê sáng tạo nghề nghiệp của người học, là tấm gương sáng cho học trị noi theo trong q trình hình thành nhân cách, tác phong cơng nghiệp. Giáo viên phải có trình độ chun mơn và tay nghề giỏi; có khả năng sư phạm, trình độ ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy và học. Thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy nghề có điểm xuất phát thấp nên cịn yếu về tay nghề và kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hạn chế, do đó, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật mới.

- Tổ chức và quản lý

Đây là hoạt động thể hiện tính khoa học và nghệ thuật của nhà quản lý trong việc xây dựng bộ máy, quy định chức năng nhiệm vụ và có cơ chế gắn kết, giám sát các bộ phận trong quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chung. Tổ chức và quản lý một cách khoa học, tạo động lực và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các bộ phận, các thành viên đảm bảo chất lượng các hoạt động được nâng cao. Tổ chức và quản lý có vai trị quyết định đến chất lượng đào tạo. Thực tế cho thấy,

nếu có nhà quản lý giỏi, phương pháp tổ chức và quản lý tốt sẽ có những quyết định đúng, sẽ có kế hoạch và chiến lược đúng đắn; có phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, phương thức kiểm tra, đánh giá đúng.

Công tác tổ chức kiểm định chất lượng được coi như một động lực thúc đẩy quá trình thực hiện đúng kế hoạch, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu đề ra góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Các trường hiện nay cũng đang bắt đầu tiếp cận được với kiểm định chất lượng đào tạo. Đây là dấu hiệu tốt bởi có kiểm định chất lượng Nhà trường mới tự đánh giá được mình và xã hội, đánh giá được chất lượng sản phẩm do trường đào tạo. Tuy nhiên, các trường mới triển khai đưa vào hệ thống giáo dục và mới chỉ kiểm định ở một số bộ phận, một số tiêu chí lựa chọn chứ chưa kiểm định theo tiêu chí, tiêu chuẩn mà trên thế giới và khu vực đang áp dụng.

Từng bước tiếp cận với kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế và khu vực là việc phải làm và tiếp tục phấn đấu. Nếu chúng ta đẩy mạnh kiểm định chất lượng sẽ là công cụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo

Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Đảm bảo cho người học được tiếp cận các trang thiết bị, công nghệ gần với thực tế, khi ra trường có thể làm chủ được công việc, làm chủ công nghệ mới đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Do đó, các trường cần thiết kế hài hịa khn viên chơi và học, tạo cho người học có khơng gian thỏa sức sáng tạo; các trang thiết bị dạy và học đủ, phù hợp với chương trình học, phù hợp với tình trạng cơng nghệ hiện tại để đổi mới được phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, tạo cho người học có được kỹ năng cứng cơ bản và kỹ năng mềm tốt khi ra trường; thư viện hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu của giáo viên và học sinh, là kho tàng tri thức mới để cho người học thỏa sức khám phá; hệ thống thông tin kết nối nội bộ, kết nối ra bên ngồi nhằm cung cấp thơng tin mới, cập nhật phục vụ cho quá trình dạy và học.

Hiện nay, tình trạng cơ sở vật chất và các trang thiết bị thực hành của các trường còn thiếu và lạc hậu, do đó, người học chủ yếu chỉ được tiếp cận các kiến thức về lý thuyết, còn kỹ năng thực hành thì hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thực tế trên do nhiều nguyên nhân, do kinh phí đầu tư cho các trang thiết

bị lớn, do chất lượng đội ngũ nhân lực không làm chủ được công nghệ mới nên hiệu quả của việc đầu tư không cao.

Đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố trên trong việc tạo ra chất lượng đào tạo, trong bài “Khái qt áp dụng mơ hình quản lý tập trung vào chất lượng và hướng tới khách hàng của bộ ISO 9000:2000 để quản lý giáo dục” của GS.TS Nguyễn Quang Toản báo cáo tại ĐHQG TP.HCM ngày 8/12/2004 có tổng kết như sau:

 Tổ chức và quản lý giáo dục chiếm: 51%  Phương pháp giảng dạy: 22%

 Chương trình GDĐT, cơ sở vật chất: 18%  Đánh giá kiểm tra: 9%

- Về tình hình tài chính

Tình hình tài chính có ảnh hưởng đến chất lượng các yếu tố khác như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên; ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cán bộ giáo viên. Trong đó, ảnh hưởng đến suất đầu tư cho học sinh cũng giảm dần do Bộ cho phép các trường công tuyển sinh vượt trên chỉ tiêu trên cơ sở tổng kinh phí khơng thay đổi, nên trên thực tế suất đầu tư cho sinh viên nhiều trường chỉ còn rất thấp trên một năm. Cơ cấu tài chính phân bổ cho các lĩnh vực có ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động như: nghiên cứu khoa học, các hoạt động dạy và học...

Bên cạnh các yếu tố trên, chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: các dịch vụ khác cho người học có thể tiếp cận thực tế, có cơ hội làm quen với mơi trường, máy móc thiết bị và cơng nghệ mới trong q trình học tập tại trường. Các dịch vụ tốt giúp người học phát triển được tư duy độc lập, sáng tạo; học sinh sẽ chủ động tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp

Liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo là quá trình kết hợp giữa các doanh nghiệp và Nhà trường để thực hiện việc đào tạo lao động. Mục đích sâu xa của việc liên kết này là nâng cao, điều chỉnh chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của Nhà trường theo hướng phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đồng thời đem lại lợi ích cho cả hai bên. Căn cứ khoa học cho việc liên kết này đó là:

Dựa theo quan điểm của Kinh tế học, liên kết giữa nhà trường và doanh

nghiệp nói chung và trong việc đào tạo nói riêng là giải quyết mối quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động, ở đó doanh nghiệp đứng ở vị trí cầu lao động, nhà trường đứng ở vị trí cung lao động. Nhờ đó, việc liên kết này sẽ góp phần tránh được tình trạng mất cân đối đặc biệt trên thị trường lao động: doanh nghiệp thiếu lao động trong khi đó học sinh khơng tìm được việc làm.

Dựa theo quan điểm của Marketing, liên kết với các doanh nghiệp trong việc

đào tạo thực chất là việc nhà trường phát hiện nhu cầu và tìm kiếm cách thoả mãn nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất.

Dựa theo quan điểm của Quản lý chất lượng, liên kết với các doanh nghiệp

trong việc đào tạo sẽ góp phần đảm bảo sản phẩm do nhà trường tạo ra phù hợp với nhu cầu sử dụng.

1.3.2 Các nhân tố bên ngồi

1.3.2.1 Về cơ chế, chính sách của Nhà nước

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của giáo dục đại học, cao đẳng và TCCN cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Sự tác động bởi cơ chế, chính sách của Nhà nước đến chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo TCCN nói riêng thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Khuyến khích hay kìm hãm mức độ cạnh tranh trong đào tạo, tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng. Chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đào tạo. Thực tế cho thấy, việc thẩm định, cho phép thành lập trường đại học, cao đẳng của các Bộ, ngành thời gian qua quá dễ dãi. Tăng số lượng các trường, tăng quy mô đào tạo, nhưng những điều kiện khác đi kèm lại không theo kịp làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.

- Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng cũng như việc mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo thơng qua cơng tác tài chính, cung cấp vốn đầu tư hoặc giao các chỉ tiêu đầu vào khác.

- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở có đào tạo TCCN; hệ thống đánh giá, kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, quy định

về quản lý chất lượng đào tạo và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm định chất lượng đào tạo TCCN.

- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động qua đào tạo; chính sách về thu nhập, trợ cấp đối với giáo viên để họ yên tâm giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

- Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất.

Như vậy, cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào, quá trình tổ chức đào tạo và khâu đầu ra của các trường TCCN.

1.3.2.2 Quan niệm của xã hội về bằng cấp

Quan điểm coi trọng bằng cấp của xã hội và người học vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Tư duy của nhiều học sinh đến trường, đến lớp là học cho qua hoặc để đối phó với thầy cơ và nhà trường. Kết thúc khóa học để nhận được bằng cấp mà khơng quan tâm nhiều đến kiến thức, không quan tâm đến rèn luyện các kỹ năng mềm. Nếu tâm lý coi trọng bằng cấp của người học bị xóa bỏ, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các trường có chất lượng đào tạo tốt hơn. Các trường, cơ sở đào tạo muốn giữ được uy tín, tạo sức hút đối với người học và xã hội thì phải đổi mới mạnh mẽ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.

Như vậy, việc đánh giá chất lượng đào tạo cần đánh giá dựa trên các khía cạnh: chất lượng đầu vào (trình độ văn hóa, nguyện vọng, sức khỏe...) của học sinh, chất lượng của quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra (học sinh tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động). Trong đó, đánh giá chất lượng đầu ra tức là đánh giá trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc thể hiện thơng qua các tiêu chí như năng suất lao động, tính sáng tạo trong q trình làm việc, khả năng thích nghi với cơng việc, tác phong, nhân cách. Do đó, để đánh giá chất lượng một cách khách quan cần có sự tham gia của các tổ chức có liên quan đến cơng tác đào tạo, liên quan đến việc sử dụng sản phẩm của quá trình đào tạo như các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng.

1.3.2.3 Các nhân tố về kinh tế, khoa học công nghệ

- Xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước tạo ra các cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia trong đó có các cơ sở đào tạo, địi hỏi chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam phải

được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường, của khu vực và trên thế giới. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

- Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp được nâng lên, người học ngày càng khẳng định được vị thế vai trị của mình trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Từ đó cơ hội thu hút đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng lên, các nhà trường có điều kiện hồn thiện cơ sở

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w