Với Bộ Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 118 - 121)

II. Đồ dùng dạy và học

3.3.2Với Bộ Giáo dục và đào tạo

- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục chuyên nghiệp kết hợp thực hiện phân cấp quản lý

nước ta là công tác xã hội hố giáo dục. Qua đó, nâng cao được chất lượng cơ sở hạ tầng của các trường, cơ sở đào tạo; gắn kết được mục tiêu đào tạo với nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, xã hội hoá giáo dục thường mang cả những đặc tính của thị trường (cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, nhiều người tham gia vào quá trình, và giá cả...), do đó, cần có chuẩn mực để quản lý và kiểm định chất lượng đầu ra tại các cơ sở đào tạo TCCN và TCN.

- Tạo mơi trường cạnh tranh trong đào tạo nhưng cần có quy định chuẩn và kiểm soát được chất lượng đầu ra của các trường, các cơ sở đào tạo, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của các trường.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo từng bước giao thêm nhiều quyền tự chủ cho Nhà trường gồm: xác định mức thu học phí, các khoản thu; sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo…

KẾT LUẬN

Trong xu hướng hội nhập và tồn cầu hố hiện nay, nền giáo dục nước nhà nói chung, mỗi cơ sở đào tạo nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách thức to lớn, một mặt phải đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng ngành, từng địa phương trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, mặt khác bản thân mỗi cơ sở đào tạo cũng phải phát triển để hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và quốc tế. Trong xu thế đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề nói chung, của Trường Cao đẳng Cơng nghiệp nói riêng đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp bách hơn bao giờ hết. Luận văn đã nghiên cứu được các nội dung cơ bản sau:

Nghiên cứu hệ thống lý luận về chất lượng, chất lượng đào tạo; nghiên cứu các mơ hình quản lý chất lượng trong đào tạo, mơ hình giáo dục của một số quốc gia trên thế giới; nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận trên đã định hướng và là cơ sở để nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo hệ Trung cấp của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên. Luận văn đã phân tích đầy đủ về thực trạng chất lượng dạy và học, thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cùng thực trạng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo khác; tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Từ thực tế đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục của nhà trường.

Với những nội dung được trình bày trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, vì sự phát triển và mục tiêu xây dựng Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Hưng n trong những năm tới.

Qua đó cũng cho thấy nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 118 - 121)