CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 60)

- Mô hình Kirkpatrick

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN

2.1 Khái quát chung về trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là trường công lập, trực thuộc Bộ Công thương. Trường được thành lập theo Quyết định số 215/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở trường Quản lý kinh tế công nghiệp.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên có tiền thân là trường Quản lý kinh tế công nghiệp, được thành lập trên cở sở hợp nhất 3 trường trung cấp kinh tế trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng trước kia theo Quyết định số 849/QĐ-TCCBĐT ngày 12/11/1994 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Ba trường này là:

- Trường trung học Nghiệp vụ tại chức Cơ khí luyện kim (thành lập năm 1967 thuộc Bộ Cơ khí luyện kim), tại Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội là cơ sở chính của trường Quản lý kinh tế công nghiệp.

- Trường Quản lý kinh tế công nghiệp Hoá chất (thành lập năm 1970 thuộc Tổng cục Hoá chất), tại xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là phân hiệu I của trường Quản lý kinh tế công nghiệp.

- Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ kinh tế Địa chất (được thành lập năm 1965 thuộc Tổng cục Địa Chất), tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là phân hiệu II của trường Quản lý kinh tế công nghiệp.

Theo Quyết định số 1299/QĐ-TCCB ngày 28/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển cơ sở chính tại Hà Nội của Trường về trường trung học Kinh tế từ ngày 28/5/2004 đến trước khi nâng cấp lên trường cao đẳng, Trường Quản lý kinh tế công nghiệp chỉ còn 2 cơ sở: cơ sở chính tại xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên và cơ sở II tại xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Hiện tại, trường có 2 cơ sở:

- Cơ sở II, tại xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Với 45 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đào tạo trên 40.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật ở các bậc học, các ngành nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành và xã hội, tham gia đào tạo lại gần 6.000 lượt cán bộ, công nhân kỹ thuật.

Từ khi mới thành lập, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có trình độ còn thấp, chủ yếu là tốt nghệp trung cấp và cao đẳng; số lượng giáo viên còn ít và phần lớn là hợp đồng. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của nhu cầu đào tạo ngày càng cao, đòi hỏi đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải có trình độ cao, làm chủ kiến thức và công nghệ mới.

Xuất phát từ thực tiễn trên, trong những năm qua nhà trường đã có chính sách phát triển nguôn nhân lực và không ngừng đồi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học, mục tiêu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu xã hội, chất lượng dạy và học trong những năm qua không ngừng được nâng lên. Đến nay, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đều tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Với tổng số 187 người (trong đó 62,5% giáo viên có trình độ thạc sỹ, 2% giáo viên và cán bộ có trình độ tiến sỹ, 33,5% có trình độ Đại học). Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay là trên 8.000 học sinh, sinh viên. Được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy, Giám hiệu, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực, đạo đức nghề nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Về cơ sở vật chất, sau 45 năm xây dựng và trưởng thành, cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng được cải thiện. Từ cơ sở vật chất còn nghèo nàn vừa yếu và thiếu đồng bộ, đến nay nhà trường đã có cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang và hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2010, tổng diện tích trong khuôn viên nhà trường trên 9ha, nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất: giảng đường 5 tầng, phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, phòng thực hành (Kế toán - Tin học), phòng Hiclas, phòng Lab, xưởng thực hành (Điện - Điện tử - May - Cơ khí), thư viện, ký túc xá 6 tầng đáp ứng nhu cầu cho hơn 1000 chỗ ở, các khu thể thao phục vụ cho việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên.

Từ khi mới thành lập, lưu lượng học sinh theo học còn hạn chế, chủ yếu là đào tạo cho các cán bộ trong ngành địa chất. Với sự phát triển của nhu cầu xã hội làm cho các ngành nghề, bậc đào tạo của nhà trường được mở rộng, cùng với đó là sự tăng lên của học sinh, sinh viên theo học. Năm 2010, lưu lượng học sinh, sinh viên của nhà trường là trên 8.000, trong đó hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề là 2.398 học sinh; bình quân học sinh, sinh viên theo học hàng năm là trên 3.000 người. Đồng thời, nhà trường luôn chú trọng gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu xã hội, không ngừng đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và quản lý, vì vậy chất lượng của học sinh ra trường đã đáp ứng tốt yêu cầu của công việc, nhu cầu của xã hội. Tính đến năm 2010, nhà trường đã đào tạo cho trên 40.000 lao động, đào tạo lại cho gần 6.000 lượt cán bộ và công nhân kỹ thuật, đồng thời tư vấn việc làm cho hàng nghìn lượt người. Hiện nay, nhà trường có các ngành nghề đào tạo là: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lý, Công nghệ May và Thời trang, Hệ thống kỹ thuật Điện – điện tử, Gò hàn...

Bảng 2.1 Quy mô đào tạo của Nhà trường theo từng bậc đào tạo

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010

1. Cao đẳng

- Chỉ tiêu 950 1000 1300

- Thực tuyển 972 975 1256

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 60)