Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 106 - 108)

II. Đồ dùng dạy và học

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường còn bộc lộ những yếu kém cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Những yếu kém trên được đánh giá khái quát trên các mặt như sau:

- Chất lượng, tư duy của đội ngũ nhân lực cịn hạn chế, trong đó có đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý. Hiện nay, phần lớn đội ngũ nhân lực của nhà trường có điểm xuất phát thấp, kinh nghiệm trong giảng dạy cịn ít. Nhà trường chưa có chính sách phù hợp nhằm khích lệ cán bộ giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun mơn.

- Công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo cịn nhiều bất cập. Ngay từ đầu năm học nhà trường chưa xây dựng được các kế hoạch về dài hạn ổn định như: kế hoạch tuyển sinh đầu vào; kế hoạch thi học kỳ, thi tốt nghiệp; thực tập, kiến tập; kế hoạch giảng dạy các học kỳ, kế hoạch cho cả năm và khóa học. Kế hoạch ngắn hạn cịn rất lủng củng và có sự chồng chéo, khơng thống nhất với các kế hoạch khác. Việc xây dụng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn được làm thủ công và chưa khoa học; chưa ứng dụng được nhiều khoa học kỹ thuật vào trong công tác này. Trong công tác tổ chức kiểm tra và thi cử được bng lỏng, do đó, ảnh hưởng đến ý thức học tập của các em.

- Mối liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong nhiều năm qua không được chú trọng, đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu xã hội.

- Cơ sở vật chất của nhà trường đã có nhiều đổi mới và ngày càng hiện đại hơn. Tuy nhiên, so với nhu cầu đào tạo và để nâng cao chất lượng đào tạo thì vẫn cịn thiếu. Các trang thiết bị cho thực hành cịn lạc hậu so với cơng nghệ hiện tại các doanh nghiệp đang sử dụng; các cơng cụ hỗ trợ cho dạy và học cịn thiếu và yếu. Phương thức quản lý các công cụ trợ giảng chưa tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sử dụng các cơng cụ trên.

- Phương pháp giảng dạy và công tác kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập. Phương pháp giảng dạy mang tính thụ động, khơng khuyến khích sự tham gia nhiệt tình của người học; cơng tác tổ chức kiểm tra và thi cử trong nhiều năm qua được buông lỏng, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung.

Những tồn tại trên của nhà trường do nhiều nguyên nhân và được khái quát như sau:

- Do tồn tại trong mơi trường bao cấp dài và tính đặc thù của bộ máy quản lý nên có tư duy ngại đổi mới, chậm thay đổi.

- Do phương thức tuyển dụng cán bộ giáo viên đầu vào làm cho điếm xuất phát về năng lực thấp, chất lượng đội ngũ nhân lực thấp ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch; không làm chủ được công nghệ mới.

- Do nguồn tài chính hạn chế nên đầu tư cho cơ sở vật chất chưa được đồng bộ mà cơ bản phải đang đầu tư từng bước. Chính sách đầu tư cịn dàn trải và chưa trọng tâm; cơng tác quản lý giám sát tài chính và đầu tư chưa được chú trọng nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế.

- Trong cơng tác xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu nghiên cứu chưa có kế hoạch phù hợp; phân cơng công việc chưa đúng đối tượng; tư duy trong tổ chức và quản lý nhiều khi mang tính hình thức và nóng vội làm cho chất lượng và hiệu quả còn hạn chế.

- Do áp lực cạnh tranh trong đào tạo cho nên nhà trường đã thả lỏng trong công tác kiểm tra, đánh giá, tổ chức thi nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho học sinh và nhà trường.

Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản trong tổ chức và quản lý đào tạo, đòi hỏi trường Cao đẳng Cơng nghiệp Hưng n phải có những giải pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới, có như vậy mới nâng cao chất lượng dạy học hiện nay của Nhà trường.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN

3.1 Định hướng phát triển của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên trong giai đoạn 2011 - 2015

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w