THAY LỜI KẾT

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo Toán ĐBSCL (Trang 119)

Tuy chưa phải là nhiều và cũng khơng để so sánh với những ngơi trường THPT Chuyên cĩ nhiều bề dày kinh nghiệm trong khu vực và cả nước, nhưng những gì mà chúng tơi xây dựng, hình thành và phát triển trong thời gian qua là sự cố gắng nỗ lực và tâm huyết của tập thể giáo viên và học sinh, đồng thời đã đĩng gĩp vào sự thành cơng chung của đơn vị và cho tỉnh Hậu Giang. Trường THPT Chuyên Vị Thanh luơn là đơn vị dẫn đầu trong khối các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực; Năm qua, trường được xếp vào hạng thứ 121 trong top 200 trường cĩ điểm thi thi Đại học cao nhất. Với bộ mơn tốn, năm qua tỷ lệ Tốt nghiệp THPT là 100%, 1 em đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia và nhiều giải thưởng cấp tỉnh và khu vực.

Tất cả vì học sinh thân yêu, đĩ là tình cảm và là sự tâm huyết của mỗi thầy cơ giáo trong tổ tốn chúng tơi. Trong điều kiện của một ngơi trường gần 3 tuổi, những gì mà chúng tơi làm được trong thời gian qua, cĩ lẽ là rất nhỏ bé nhưng đĩ là niềm hy vọng, niềm trăn trở vì một tương lai tốt đẹp hơn của ngơi trường THPT Chuyên Vị Thanh. Chúng tơi rất mong đĩn nhận nhiều sự đĩng gĩp, sẻ chia của tất cả Quý đại biểu và Quý đồng nghiệp.

ƠN THI TỐT NGHIỆP SAO CHO CĨ HIỆU QUẢ NHẤT

Lim Tuấn Hùng – GV THPT Tân Hiệp, Kiên Giang Mở đầu : Người ta thường nĩi : Văn ơn võ luyện. Việc ơn tập cho học sinh nĩi chung và cho học sinh khối 12 cuối cấp nĩi riêng là việc làm hết sức cần thiết , hết sức quan trọng mà hầu như 100% các trường THPT trong cả nước đều tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng việc ơn tập sao cho cĩ hiệu quả thiết thực nhất, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, cơng sức của thầy lẫn trị là một bài tốn nan giải cần xem xét. Chúng tơi xin đĩng gĩp vài kinh nghiệm nhỏ bé sau nhiều năm tổ chức ơn thi như sau:

I/- Các hình thức ơn tập TN.THPT hiện nay:

1) Tổ chức học phụ đạo bám sát trái buổi ở một số trường cĩ phịng học trống hoặc học một buổi.

Ƣu điểm : Học sinh được củng cố và bổ sung kiến thức ngay từ đầu năm học. Phần rèn luyện, làm bài tập nhiều hơn nên học sinh khắc sâu được các kiến thức cơ bản.

Hạn chế : Khơng thực hiện được ở một số trường thiếu cơ sở vật chất. Việc quản lý học sinh học trái buổi khĩ hơn học chính khĩa. Học sinh phải học 2 buổi /ngày.

2) Các lớp ơn luyện thi do giáo viên tổ chức tư ngồi trường.  Ƣu điểm : Học sinh chủ động hơn về giờ giấc học tập.  Hạn chế :

a) Một số địa điểm học tập khơng đạt yêu cầu theo định của một lớp học như : ánh sáng , lớp đơng.

b) Khĩ kiểm tra được thực chất việc dạy của thầy và học của trị.

c) Nếu các lớp này được tổ chức song song với các lớp tổ chức trong nhà trường thì học sinh sẽ phải học 2 nơi với các kiến thức gần như nhau ,gây lãng phí thời gian và tiền bạc của học sinh.

II/- Các nội dung ơn tập hiện nay :

1) Dạy theo các chuyên đề , chẳng hạn chuyên đề “ Khảo sát hàm số “v.v…. Mỗi chuyên đề gồm phần tĩm tắt kiến thức trọng tâm cần nhớ, các dạng tốn và các phương pháp giải chúng, các bài tốn mẫu và sau cùng là hệ thống bài tập và các đề thi kèm đáp án hoặc đáp số để học sinh tự giải.

2) Dạy theo hệ thống các đề thi. Các đề thi soạn theo cấu trúc của Bộ GDĐT và kiến thức được bao trùm tồn bộ chương trình .

Việc đánh giá dạy ơn thi theo thể thức nào thì hay hơn thì tùy theo quan điểm của mỗi người. Mỗi phương pháp đều cĩ ưu nhược điểm của nĩ. Cái quan trọng là cuối cùng học sinh hiểu, làm tốt bài thi tốt nghiệp của mình.

III/- Phân tích các nguyên nhân khiến việc ơn tập thiếu hiệu quả :

* Về phía giáo viên:

a) Một số giáo viên vì cịn bận nhiều thời gian cho các khĩa dạy thêm bên ngồi hoặc ít đầu tư nghiên cứu nên các đề ơn thi cịn trùng lặp kiến thức và ngược lại, cịn bỏ sĩt một số dạng Tốn cần thiết của chương trình tức là chưa cĩ một kế hoạch chu đáo cho đợt ơn thi của mình.

b) Ít quan tâm dến đối tượng học sinh. Quan niệm rằng ơn thi thì thầy giảng, trị chép rồi về tự học là chủ yếu, việc kiểm tra việc tự học, tự làm bài của học sinh ở nhà hay ở lớp hầu như khơng cĩ. Mà đối với mơn Tốn, muốn khắc sâu kiến thức, học sinh phải tự mình suy nghĩ, tìm tịi lời giải. Từ đĩ các em mới dần dần chiếm lĩnh tri thức. Đây là sai lầm phổ biến ở một số giáo viên.

c) Một số giáo viên thường lấy các đề thi trên mạng, trong các sách ơn tập, luyện thi ngồi thị trường rồi cứ thế mà dạy cho khỏe. Điều đĩ dẫn đến cĩ khi quá tải ,khơng phù hợp với đối tượng học sinh của mình.

* Về phía học sinh:

a) Việc tự học ở nhà, tự làm lại các bài tốn đã học trên lớp là quan trọng hàng đầu. Học sinh trên lớp thì hiểu được các kiến thức thầy giảng, nhưng đến khi tự mình giải một bài tốn thì lúng túng, thậm chí khơng làm được. Nguyên nhân là học sinh khơng chịu tự mình học hoặc khơng cĩ thời gian mà học ! (học thêm quá nhiều mơn).

b) Học mà khơng chịu hỏi ! Học sinh ít khi dám đứng lên hỏi thầy trong giờ học. Lại ít cĩ điều kiện gặp gỡ bạn bè để học hỏi lẫn nhau: trong giờ ơn thi thì lớp im phăng phắc, thầy giảng, trị ghi chép và ghi chép. Nên chăng cĩ cách nào đĩ để lớp học cĩ sinh khí hơn ? Học sinh cĩ dịp suy nghĩ, tự tìm tịi (phần nào) để chiếm lĩnh tri thức khơng ? Ta sẽ bàn phần này ở phần biện pháp khắc phục.

* Về phía quản lý của nhà trƣờng:

Phải nĩi đây là một trong các khâu quan trọng hàng đầu, chiếm đến 50% trong việc quyết định việc thành cơng của đợt ơn luyện thi TNPT.

a) Việc để cho 2 lớp luyện thi TNPT tồn tại song song: một ở trong và một ở ngồi trường khiến cả thầy lẫn trị khĩ thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

b) Việc bố trí thời khĩa biểu thiếu hợp lý khiến việc ơn tập thành cực hình đối với học sinh. Chẳng hạn buổi sáng các em đã học chính khĩa 4 hoặc 5 tiết. Buổi chiều vừa học xong 2 tiết Thể dục xong là vào ngay 2 tiết Tốn luyện thi, hỏi làm sao mà học cho cĩ hiệu quả được !.v.v…

c) Việc quản lý việc đi học (chuyên cần) của HS thường thiếu hiệu quả ở 1 số trường. Học sinh đi học khơng đều khiến việc ơn tập bị hạn chế.

d) Việc kiểm tra chất lượng chuyên mơn đơi khi cịn chưa làm đến nơi đến chốn: Giáo viên dạy những gì ? Học sinh học ra sao ? Làm sao đánh giá được kết quả ơn tập sau 2, 3 tuần đầu ? Cịn hạn chế gì ? Rút kinh nghiệm, quản lý, chấn chỉnh ra sao ?

IV/- Các biện pháp đề xuất nhằm đạt hiệu quả ơn tập cao nhất:

1) Về phía quản lý của ban giám hiệu và tổ chuyên mơn:

a) Cần chỉ đạo tổ chuyên mơn họp bàn và soạn thảo kế hoạch chuyên mơn rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học về:

* Hình thức ơn tập.

* Nội dung ơn tập. Cần phân cơng giáo viên soạn nội dung ơn tập cụ thể. Chẳng hạn như mỗi giáo viên soạn phần kiến thức trọng tâm, các dạng tốn ,…. của một chương nào đĩ trong chương trình và kèm theo các bài tốn cĩ đáp số để học sinh tự giải cộng với 2 hoặc 3 đề thi cĩ đầy đủ đáp án kèm theo.

+ Sau đĩ nộp lại cho tổ trưởng tổng hợp và tồn bộ sẽ được giới thiệu cho tồn bộ tổ chuyên mơn gĩp ý , sửa chữa, thêm bớt v.v…

+ Tài liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được phát hành cho HS học tập. b) Cần sắp xếp TKB hợp lý ,tạo điều kiện tốt nhất cho việc ơn tập của học sinh.

c) Kêu gọi các giáo viên tập trung giảng dạy trong trường, khơng tổ chức dạy ơn thi bên ngồi nữa.

d) Cần quản lý theo dõi hết sức chặt chẽ việc dạy của thầy và học của trị.

e) Cần tham khảo ý kiến, nguyện vọng của học sinh trong quá trình ơn tập để uốn nắn việc ơn tập cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

2) Về phía giáo viên:

a) Ngồi việc giảng dạy bình thường ở theo đúng yêu cầu về chuyên mơn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học ở nhà.

b) Làm sao kiểm tra việc làm bài ở nhà của học sinh ? Giáo viên cĩ thể cho học sinh trong 1 tổ tự kiểm tra lẫn nhau rồi báo cáo, hoặc nhờ sự giúp đỡ

của phụ huynh học sinh v.v…

c) Quan tâm đặc biệt đến đối tượng học sinh yếu kém. Vì đây là thành phần cần sự giúp đỡ hơn cả. Ngồi ra thật sự mà nĩi GV được đánh giá qua sự

thành đạt của lớp học sinh này hơn là số học sinh khá giỏi: Trường sẽ xếp loại GV theo tỉ lệ đạt điểm thi mơn Tốn trên trung bình !(5 điểm). Vài biện pháp:

+ Tổ chức nhĩm học tập : Một số học sinh KHÁ GIỎI sẽ phụ trách giúp đỡ các nhĩm học sinh yếu kém, thực hiện phương châm “ Học thầy khơng tày học bạn”. Một số nơi đã áp dụng cĩ hiệu quả phương pháp này.

+ Đừng quên vai trị của Phụ huynh học sinh trong cơng tác này. Kinh nghiệm cho thấy giáo viên nào cĩ quan hệ tốt với PHHS thì con em của họ sẽ học tập tốt hơn.

d) Đừng quên việc dạy học sinh cách làm bài , cách trình bày một bài giải để tránh sai sĩt đáng tiếc và đạt hiệu quả cao nhất. Khơng ít học sinh hiểu bài, làm đúng hồn tồn 1 bài tốn nhưng lại bị trừ điểm, thậm chí bị điểm 0 bài tốn đĩ.

e) Lấy học sinh trung bình làm trung tâm, căn cứ vào chuẩn kiến thức ,chỉ dạy những gì cơ bản nhất phục vụ cho thi TN, khơng đào sâu, nâng cao quá mức cần thiết. Cần nhớ “ THI GÌ HỌC NẤY “.

3) Về phía học sinh:

a) Cần xem trước các bài sẽ học.

b) Về nhà làm lại ngay các bài vừa học. Đánh dấu các chỗ khơng hiểu. Xem lại bài giải .Phát hiện chỗ hổng kiến thức.

c) Cần nhớ là phải để thời gian tự học nhà, tự mình thực hành thì mới khắc sâu được kiến thức.

d) Học hỏi nơi bạn bè là cách vượt qua khĩ khăn tốt nhất.

e) Cần chú ý cách trình bày bài giải cho rõ ràng. Nhớ là mình trình bày cho người khác đọc chứ khơng phải chỉ mình hiểu.

Trên đây là vài kinh nghiệm rút ra trong quá trình ơn thi TNPT trong các năm qua. Kính mong sự gĩp ý của các quý đồng nghiệp.

VAI TRỊ CỦA GIÁO VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH CỰC; NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC HỢP TÁC GIỮA THẦY VÀ TRỊ; CỰC; NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC HỢP TÁC GIỮA THẦY VÀ TRỊ; NGHỆ THUẬT GÂY HỨNG THÚ ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT MƠN TỐN

Tổ Tốn - Trường THPT Nguyễn Khuyến, Sĩc Trăng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo Toán ĐBSCL (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)