Đối với Tổ trƣởng – Tổ chuyên mơn:

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo Toán ĐBSCL (Trang 88)

II. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 Đối với học sinh:

3. Đối với Tổ trƣởng – Tổ chuyên mơn:

- Phải thực hiện sinh hoạt đúng thời gian quy định của Điều lệ trường phổ thơng (mỗi tháng 2 lần).

- Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng phải bám sát kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch về chuyên mơn để xây dựng kế hoạch sinh hoạt của tổ. Họp tổ phải thống nhất được đề cương giảng dạy từng bài, từng chương, các nội dung cần kiểm tra theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng hoặc các nội dung trọng tâm của chương trình. Phân cơng giáo viên cĩ kinh nghiệm giảng dạy hội giảng các tiết cĩ nội dung khĩ hoặc các tiết luyện tập, ơn tập cuối chương để rút kinh nghiệm và cho giáo viên học tập lẫn nhau.

- Phải điểm danh để nắm cụ thể giáo viên tham gia dự họp (trễ, vắng, cĩ phép, khơng phép).

- Tổ trưởng là người quán xuyến tồn bộ cơng việc của tổ, nắm bắt những cơng việc đã làm để nhận xét, đánh giá được về những mặt mạnh, mặt yếu, rút ra những kinh nghiệm trong cơng tác chỉ đạo của tổ. Sau đĩ, tổ trưởng đưa ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tổ mình (dựa trên kế hoạch của nhà trường, của bộ phận chuyên mơn, đồn thể...).

- Trong quá trình sinh hoạt, các tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ họp những nội dung cơng việc cần phải làm, sau đĩ tham gia ý kiến xây dựng (ít nhất mỗi tổ viên phải tham gia một ý kiến, tránh tình trạng làm việc riêng trong lúc họp).

- Sau khi các thành viên trong tổ gĩp ý, tổ trưởng chốt lại lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực hiện.

- Trong quá trình tổ trưởng nhận xét, đánh giá khen, chê phải hợp tình hợp lý, khơng tỏ thái độ quát mắng, nĩng nảy, phải tơn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Tổ trưởng khi phân cơng chuyên mơn (ngay từ đầu năm học hoặc mỗi lần thay đổi về chuyên mơn) phải nghiên cứu, xem xét năng lực, chuyên mơn, hồn cảnh của từng thành viên để bố trí sắp xếp phù hợp. Phải biết khơi dậy lịng nhiệt tình, biết khích lệ động viên các thành viên để hồn thành nhiệm vụ.

- Tổ trưởng phải là người đĩng vai trị trung tâm, xây dựng mối đồn kết, thương yêu nhau, tơn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết lắng nghe ý kiến gĩp ý của tổ viên.

III. KIẾN NGHỊ:

* Cấp Sở: sau khi hội thảo chuyên đề hội đồng bộ mơn nên cho giáo viên biểu quyết thống nhất thực hiện các giải pháp chung cho tồn tỉnh.

* Cấp Trƣờng: Lãnh đạo trường tạo điều kiện tối đa cho giáo viên hồn thành nhiệm vụ của mình.

Trên đây là một số ý kiến của bản thân, với nhiệt huyết là làm sao cho chất lượng bộ mơn Tốn được tốt hơn, chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sĩt. Rất mong được sự gĩp ý phản hồi từ đồng nghiệp.

CƠNG TÁC CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

Thái Thị Ngọc Bích - Phĩ TP GDTRH&GDTX - Sở GD&ĐT Cà Mau

Như chúng ta đã biết các vấn đề mục tiêu mơn học, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập liên quan chặt chẽ với nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi mục tiêu, nội dung, phương pháp đã thay đổi thì đương nhiên phải đổi mới kiểm tra, đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ gĩp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Hơn nữa cách trình bày kiến thức trong sách giáo khoa mới cũng buộc người dạy phải đổi mới phương pháp và cĩ cách kiểm tra, đánh giá phù hợp.

Đánh giá là cơng cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học và cũng là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, gĩp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.

Đánh giá là một quá trình, theo một quá trình: đánh giá từng nội dung, từng bài học, từng hoạt động giáo dục, từng mơn học và đánh giá tồn diện theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá thường xuyên và định kì sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu của từng mơn học ở từng lớp, từng cấp học.

Đánh giá phải chính xác, khách quan, cơng bằng, minh bạch; khắc phục tình trạng kiểm tra, đánh giá tạo cho HS thĩi quen học đối phĩ, học tủ, học lệch, học khơng “tư duy” để đổi mới phương pháp dạy học.

Thấy được tầm quan trọng của đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm qua Sở GD&ĐT Cà Mau đã cĩ sự chỉ đạo thống nhất tới các cơ sở giáo dục. Trong bài tham luận này tơi chỉ xin trình bày cơng tác chỉ đạo của Sở GD&ĐT Cà Mau đối với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.

I. Cơng tác chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo Toán ĐBSCL (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)