GIẢI PHÁP TẠO THƢ VIỆN SÁCH ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo Toán ĐBSCL (Trang 40)

Giải pháp tạo thư viện sách điện tử giúp cho GV số hĩa tất cả các tài liệu chuyên mơn của mình để tạo thành một thư viện điện tử. Với thư viện nầy GV cĩ thể đem theo bên mình cả một thư viện sách chuyên mơn khi đến lớp, rất tiện lợi cho việc tham khảo và chia sẻ với đồng nghiệp. Từ thư viện sách điện tử nầy GV cĩ thể trích để biên soạn các chuyên đề, các bộ đề kiểm tra

một cách nhanh chĩng và khơng tốn nhiều cơng sức. Đặc biệt giải pháp nầy khắc phục được tình trạng GV phải mang một chiếc cặp nặng nề đầy sách khi đến lớp. Đối với GV đi cơng tác xa thì việc được mang theo bên mình cả một thư viện sách điện tử phong phú là niềm mơ ước.

Giải pháp tạo thư viện sách điện tử mà chúng tơi nghĩ ra thật đơn giản mà bất kì GV nào cũng cĩ thể thực hiện được. Điều kiện để tạo ra thư viện sách điện tử là chỉ cần cĩ một máy vi tính, một máy Scan và cài đặt các phần mềm cần thiết. Giải pháp nầy tạo ra các quyển sách dạng PDF với chất lượng cao, rõ, đẹp và dung lượng nhỏ. Hiện nay với một netbook nhỏ gọn cĩ thể chứa được hàng ngàn quyển sách.

Hưởng ứng phong trào ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy, việc tạo ra các thư viện sách điện tử để lưu trữ các tư liệu quý phục vụ thiết thực cho cơng tác giảng dạy là việc làm cần thiết.

THAM LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP KẾT HỢP SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ KHAI THÁC CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG KHOA VÀ KHAI THÁC CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

Phạm Đình Luyến, Chuyên viên Sở GD&ĐT Bến Tre Nguyễn Văn Quí, giáo viên trường THPT Chuyên Bến Tre

Mơn Tốn là một trong những mơn học ở trường phổ thơng hỗ trợ cho rất nhiều mơn học khác, vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tốn trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.

Chương trình sách giáo khoa qua các lần thay đổi đã cĩ nhiều đổi mới, nội dung chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi, cĩ tính thực tiễn, giữa chương trình chuẩn và nâng cao cĩ sự phân hĩa rõ ràng. Tuy nhiên cấu trúc chương trình cịn nặng về lý thuyết, thời lượng cho luyện tập quá ít gây khơng ít khĩ khăn cho thầy và trị.

Sự thống nhất giữa các tác giả của hai bộ sách chưa cao, cịn một số thuật ngữ và ký hiệu chưa đồng bộ gây khĩ khăn cho thầy & trị khi dạy & học.

Trong quá trình đổi mới cơng tác giáo dục, việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là việc làm hết sức cần thiết.

Việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn cần theo các quan điểm: sát thực, trực quan, đúng chuẩn và đổi mới.

Theo chỉ đạo dạy và học của Bộ GD&ĐT: Đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn, đổi mới cơng cụ kiểm tra đánh giá, đổi mới thời lượng, đổi mới thứ tự thực hiện kiến thức kĩ năng chuẩn nêu, đổi mới phương tiện dạy học để đổi mới phương pháp dạy học tăng cường tính chủ động của học sinh trong giờ học, giúp học sinh tích cực, hứng thú học tập. Tìm tịi sáng tạo những cách đưa nội dung học tập một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, tự nhiên mà vẫn chính xác. Cần đa dạng hố các hoạt động thực hiện chuẩn (ơn lại kiến thức, giới thiệu kiến thức mới, học trước ở nhà, làm bài tập tại lớp, chia theo đề tài thực hiện cá nhân hay nhĩm nhỏ, áp dụng ngay kiến thức vừa học, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, sử dụng máy tính cầm tay để giải tốn …)

Trong dạy học cũng như kiểm tra đánh giá cần khích lệ những học sinh cĩ cách giải đúng bới những kiến thức, kĩ năng mà bản thân của học sinh nỗ lực học tập và cần cĩ kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho

những học sinh đã đạt chuẩn và cĩ nhu cầu phát triển năng lực cá nhân trong mơn học hoặc lĩnh vực học tập theo tinh thần thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng.

Hình thành học vấn phổ thơng tồn diện, làm cơ sở vững chắc để phát triển các năng lực cá nhân theo nhu cầu và thế mạnh của từng đối tượng học sinh.

Thực hiện nghiêm túc chương trình GDPT nhưng khơng “cứng nhắc”, “đồng loạt”, “bình quân” mà rất linh hoạt theo điều kiện, hồn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh, gĩp phần tạo thế ổn định để nâng cao dần chất lượng GDPT.

Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ để soạn bài, tiến hành dạy học, ơn tập và dựa trên đĩ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. vừa chuẩn hố vừa phân hĩa đặc điểm vùng, miền cho các đối tượng học sinh khác nhau; đánh giá theo đề tự luận, đề TNKQ hoặc đề hỗn hợp gồm cả bài tốn tự lụân lẫn bài tốn TNKQ.

Giáo viên cần phải linh hoạt trong dạy học, cĩ thể dẫn dắt học sinh tiếp cận kiến thức, kĩ năng trình bày theo phương pháp khác, cách khác hoặc thay bởi ví dụ khác tuỳ theo đối tượng, vùng miền để thực hiện chuẩn phù hợp với mức độ nhận thức của mỗi loại đối tượng.

Trong một số bài tốn trong các đề thi tốt nghiệp THPT hoặc đề thi Đại học liên quan đến việc tồn tại nghiệm của phương trình thỏa một điều kiện cho trước, định tham số để hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên một miền mà trước đây chúng ta thường sử dụng định lý đảo về dấu của tam thức bậc hai để giải quyết vấn đề này hoặc sử dụng các kiến thức về phương trình chùm mặt phẳng hay phương trình tổng quát của đường thẳng để viết phương trình mặt phẳng ..., nhưng với lý do giảm tải nên trong chương trình Tốn THPT khơng cịn đưa những kiến thức trên vào nữa. Do đĩ chúng tơi sẽ đưa ra một số ý tưởng để giải quyết các vấn đề này nhằm giúp cho học sinh chủ động tư duy tích cực để từ đĩ học sinh cĩ thể tư duy giải quyết các vấn đề tương tự khác.

Bài viết này sẽ trình bày cách giải một số bài tập liên quan đến so sánh một số với các nghiệm của tam thức bậc hai mà khơng dùng định lý đảo về dấu tam thức bậc hai và một số bài tốn về viết phương trình mặt phẳng mà trước đây sử dụng phương trình chùm mặt phẳng hay phương trình tổng quát của đường thẳng để giải nhằm giúp cho học sinh định hướng cách giải, khơng cịn lúng túng khi gặp các bài tốn dạng này.

Qua bài viết này chúng tơi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp các vấn đề tuy khơng mới nhưng ta ít gặp, ít dùng. Sau đây là một số ví dụ minh họa của các vấn đề đã nêu trên.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo Toán ĐBSCL (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)