III Theo đồng tiền huy động
3.3.2. Giải pháp nâng cấp trình độ, chất lượng nhân lực triển
khai cấp tín
dụng tại SHB chi nhánh Thăng Long
Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng trong việc tạo ra chuỗi giá trị của ngân hàng. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu của các ngân hàng. Chất lượng nhân lực được thể hiện qua trình độ chun mơn của nhân viên, kỹ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp. Thứ nhất, về trình độ chun mơn, hầu hết các nhân viên của SHB chi nhánh Thăng Long đều tốt nghiệp đại học trở lên trừ một số bộ phận liên quan đến hành chính, ngân quỹ. Để nâng cao thêm trình độ chun mơn cho nhân viên, SHB vẫn hàng kỳ tổ chức các khóa học cho nhân viên tân tuyển, khóa học theo chun đề cho tồn bộ các cán bộ nhân viên của SHB. Ví như, chuyên viên KHDN làm việc tại SHB sẽ có cơ hội đào tạo về kỹ năng phân tích tài chính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân biệt tài liệu thật, giả........ Tỷ lệ tổ chức các khóa học là 02 khóa học/ năm. Tỷ lệ này cao hơn với bộ phận QHKH. Ngoài ra, định kỳ hàng quý tất cả các bộ phận đều có bài kiểm tra nghiệp vụ trực tuyến để cán bộ nhân viên cập nhật các văn bản, quy định mới của SHB trong quá trình tác nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn và kỹ năng làm việc, SHB chi nhánh Thăng Long cần chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho nhân viên để ngăn ngừa rủi ro đạo đức. Để chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng nhân lực, SHB chi nhánh Thăng Long có thể liên kết với cơ sở đào tạo trong khu vực, chẳng hạn Học viện ngân hàng để đẩy mạnh hơn hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực. Phía trường học sẽ cung cấp kiến thức chun mơn cho cán bộ nhân viên ngân hàng. SHB chi nhánh Thăng Long sẽ hỗ trợ sinh viên, giảng viên thực tập những kiến thức, xử lý tình huống trong thực tiễn. Từ đó SHB chi nhánh Thăng Long cũng có thể tìm kiếm được những ứng viên tiềm năng trong tương lai.
Mặt khác, định kỳ hàng tháng mỗi phịng ban nên có 1 cuộc họp để trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giải quyết các vấn đề thường hay phát sinh. Cuộc họp không chỉ trao dồi thêm kiến thức cho cán bộ nhân viên mà còn gắn kết tốt hơn giữa các nhân viên của SHB chi nhánh Thăng Long.
Ngoài ra, chế độ đãi ngộ sẽ góp phần nâng cao nhất lượng nhân sự. SHB chi nhánh Thăng Long nên thay đổi cơ chế thi đua khen thưởng để kích thích người lao động tăng năng suất, hiệu quả công việc. Hiện tại SHB chi nhánh Thăng Long chưa có cơ chế riêng để ghi nhận những đóng góp của các cá nhân xuất sắc trong chi nhánh. Đơn vị này có thể xem xét đến việc trình hội sở chính phê duyệt tăng lương hoặc thăng tiến cho các cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chế độ thưởng bằng vật chất hoặc tinh thần thông qua các chuyến đi nghỉ dưỡng, du lịch cho cá nhân có thành tích vượt trội trong cơng việc.
Luân chuyển cán bộ cũng là một phương pháp giúp tăng kỹ năng làm việc, kỹ năng giải quyết tình huống mới cho các nhân viên. Định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm SHB chi nhánh Thăng Long có thể áp dụng ln chuyển cán bộ cùng vị trí giữa các PGD và giữa PGD với trụ sở chi nhánh Thăng Long. Tuy nhiên việc luân chuyển cần chọn lọc và xem xét kỹ lưỡng các yêu tố liên quan để không ảnh hưởng đến hoạt động của PGD cũng như khơng gây ra tâm lý bất mãn từ phía người lao động.
Cuối cùng, phịng hành chính quản trị SHB chi nhánh Thăng Long nên nghiên cứu, triển khai bộ quy tắc ứng xử cho toàn bộ nhân viên khi giao tiếp giữa nhân viên với khách hàng, giữa các nhân viên của chi nhánh và nhân viên chi nhánh Thăng Long với các đơn vị khác của SHB. Bộ quy tắc cần chỉ dẫn thái độ, kỹ năng chào hỏi, nội dung lời thoại trong các trường hợp phổ biến, cách thức xử lý tình huống khi giao tiếp và được triển khai với cơ chế
thưởng/ phạt rõ ràng sẽ góp phần gia tăng hình ảnh của SHB chi nhánh Thăng