Kiến nghị nâng cấp chất lượng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0602 hoàn thiện quy trình cấp tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 118)

III Theo đồng tiền huy động

3.4.3. Kiến nghị nâng cấp chất lượng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng

doanh của chi nhánh.

Thứ nhất, tại các chi nhánh SHB cần được quản lý tách bạch giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm sốt rủi ro. Trong đó, trung tâm HTTD tại hội sở chính cần phát huy vai trị quản lý ngành dọc tốt hơn nữa để đảm bảo bộ phận HTTD tại các chi nhánh thực hiện đúng chức năng kiểm sốt rủi ro tín dụng, tránh phụ thuộc đơn vị kinh doanh như hiện tại. Bởi lẽ mục tiêu doanh số hoạt động kinh doanh đôi khi sẽ mâu thuẫn với mục tiêu kiểm soát rủi ro của SHB nên bộ phận HTTD nên được tách riêng khỏi chi nhánh để hoạt động độc lập tránh bị chi phối bởi mục tiêu doanh số của chi nhánh. Mơ hình tách bạch này đã và đang được áp dụng ở một số ngân hàng như Techcombank, VPBank, TPBank.

Thứ hai, về hoạt động định giá tài sản, SHB cũng nên tách bạch bộ phận định giá tài sản khỏi đơn vị kinh doanh để nâng cao trách nhiệm của bộ phận này, nâng cao chất lượng thẩm định tài sản và tạo điều kiện để các chi nhánh tập trung phát triển kinh doanh. SHB cần xây dựng quy trình chuẩn về định giá, quy định khung thời gian xử lý hồ sơ, xây dựng đội ngũ định giá có chun mơn cao để đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động này hơn nữa.

3.4.3. Kiến nghị nâng cấp chất lượng hệ thống quản trị rủi ro tíndụng dụng

của SHB

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của SHB được thực hiện ở cả hội sở chính và các chi nhánh. Tại chi nhánh, quản trị rủi ro tín dụng được triển khai trong quá trình thẩm định tín dụng, hồn thiện các thủ tục văn bản ký kết với khách hàng và giám sát hoạt động kinh doanh, tình hình thu nhập, biến động tài sản của khách hàng sau khi cấp tín dụng. Tại hội sở chính, quản trị rủi ro vịng một được thực hiện thơng qua các báo cáo phân tích của các bộ phận quản lý ngành dọc bao gồm trung tâm thẩm định, trung tâm HTTD, trung tâm

quản lý và phát triển KHCN, trung tâm quản lý và phát triển KHDN. Các bộ phận này sẽ quản lý rủi ro ở từng khâu tương ứng trong quy trình cấp tín dụng. Đối với vịng hai, việc quản trị rủi ro được thực hiện thông qua Ban kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, Ban chính sách và giám sát tín dụng. Để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, SHB đã cải tiến cơ cấu tổ chức thông qua chuyển các bộ phận HTTD, bộ phận thẩm định làm việc tại chi nhánh nhưng trực thuộc quản lý của bộ phận quản lý ngành dọc tương ứng tại hội sở chính. Tiếp đến Ban kiểm tốn nội bộ đã phân cơng các kiểm tốn viên làm việc trực tiếp tại chi nhánh để giám sát hoạt động kinh doanh thường xuyên của đơn vị kinh doanh.

Đối với quản trị rủi ro tín dụng ở vịng một, thực tiễn cho thấy SHB đang có quá nhiều báo cáo liên quan đến các mảng của hoạt động tín dụng phải thực hiện và xử lý. Điều này dẫn đến giảm thời gian cho phát triển kinh doanh của chi nhánh, giảm chất lượng báo cáo, giảm chất lượng xử lý dữ liệu báo cáo của bộ phận quản lý. Thực tế một chuyên viên HTTD phải thực hiện trung bình 80 - 90 báo cáo liên quan hoạt động tín dụng trong một tháng. Thời gian hao phí thực hiện báo cáo tương ứng khoảng 120 phút/ ngày. Tuy nhiên hiệu quả phản hồi, cảnh báo sớm rủi ro cho chi nhánh của các bộ phận quản lý rủi ro rất thấp. Thay vào đó, SHB nên xây dựng chuẩn mực về các báo cáo, số lượng báo cáo, tránh tình trạng báo cáo chồng chéo, lặp lại thông tin giữa các báo cáo, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tự động để giảm thiểu thời gian thực hiện báo cáo thủ cơng và nâng cao chất lượng thơng tin. Ví như tại MB, thơng tin tín dụng được các nhân viên ở các bộ phận nhập liệu trên hệ thống thông tin dẫn đến tạo nguồn cơ sở dữ liệu lớn cho bộ phận phân tích, quản lý rủi ro thiết lập và xử lý báo cáo.

Đối với quản trị rủi ro tín dụng ở vịng hai, bộ phận kiểm tốn nội bộ thơng qua phân tích số liệu và kiểm tra thực tế hồ sơ tín dụng cần có những

cảnh báo sớm cho chi nhánh về các rủi ro tiềm ẩn, tránh tình trạng quá tập trung ghi nhận lỗi hồ sơ của chi nhánh. Tỷ lệ đào tạo nghiệp vụ bộ phận kiểm tốn nội bộ tại SHB cịn thấp so với các bộ phận khác. Trong thời gian tới, SHB nên tăng cường hơn nữa hoạt động đào tạo chuyên môn cho bộ phận này; tổ chức các hội thảo trao đổi giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro để trao đổi và xử lý các vướng mặc gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0602 hoàn thiện quy trình cấp tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 118)