Mức độ thực hiện các hình thức KT, ĐG kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 97 - 99)

Các hình thức KT- ĐG Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu KT, ĐG thường xuyên SL 249 136 81 62 % 47,2 25,8 15,3 11,7 KT, ĐG định kì SL 82 231 201 14 % 15,5 43,8 38 2,7 KT, ĐG quá trình SL 15 125 265 123 % 2,8 23,7 50,2 23,3

Kết quả từ bảng 2.14 cho thấy:

- Hình thức “KT, ĐG thường xuyên” được các đối tượng khảo sát đánh giá là thực hiện “Tốt” với tỉ lệ cao (47,2%), điều này cho thấy đây là hình thức KT, ĐG được sử dụng nhiều và liên tục trong quá trình đào tạo. Trong q trình dạy học nó được thể hiện qua việc đánh giá sự chuyên cần, thái độ và sự tích cực trong xây dựng bài của SV.

- Hình thức “KT, ĐG định kì” được các đối tượng khảo sát đánh giá là thực hiện khá tốt với tỉ lệ “Tốt” 15,5% và “Khá” 43,8%. Tuy nhiên vẫn còn 38% người được hỏi cho rằng hình thức này chỉ thực hiện ở mức trung bình. Nguyên nhân là do hình thức này đa số được nhà trường chủ trì tổ chức, hình thức chủ yếu là trắc

nghiệm khách quan, do đó tính tồn diện của hình thức này chưa được đảm bảo do nặng về đánh giá KT, chưa đánh giá được KN và thái độ của người học.

- Hình thức “KT, ĐG quá trình” được các đối tượng đánh giá với mức độ

thực hiện “Trung bình” với tỉ lệ cao (50,2%). Sở dĩ như vậy vì đây là hình thức kết hợp giữa ĐG thường xuyên và đánh giá định kì. Trong dạy học hình thức này được thể hiện qua việc kết hợp giữa đánh giá chuyên cần, thái độ, hồ sơ học tập, điểm giữa kì và kết quả thi cuối kì hoặc bài tiểu luận/đồ án. Đây là hình thức KTĐG mới, có tính phức tạp. Do đó trong thực tiễn triển khai cịn mang tính hình thức, chưa thực sự có hiệu quả do nhiều yếu tố tác động: nội dung, cách thức tiến hành…

Kết quả khảo sát cho thấy công tác KT, ĐG ở các trường/khoa ĐHSP đã được thực hiện khá tốt. Điều này cho thấy các CSĐT đã thực hiện đúng theo quy chế đào tạo, thực sự có được sự đánh giá tương đối khách quan, nên có tác dụng giáo dục thái độ cho SV phấn đấu vươn lên học tập. Nội dung đánh giá đã có sự phù hợp, vừa sức với đối tượng người học. Tuy nhiên, tiến hành phỏng vấn sâu GV, SV về hoạt động KT, ĐG hoạt động đào tạo, đa số ý kiến cho rằng hoạt động KT, ĐG của nhà trường chủ yếu tập trung vào lí thuyết là chính, do đó chưa đánh giá tồn diện được khả năng của SV đặc biệt là về kĩ năng thực hành và tính sáng tạo, hay nội dung đánh giá nặng về tính khoa học nhưng xem nhẹ tính giáo dục. Đặc biệt quá trình đánh giá kết quả đào tạo chưa có sự tham gia của đơn vị tuyển dụng lao động. Điều này dẫn đến việc SV tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi nhưng chưa thoả mãn yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động và ngược lại.

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo nhưng đồng thời cũng là khởi đầu cho một chu trình đào tạo mới với yêu cầu mới, địi hỏi mức độ hồn thiện và chất lượng cao hơn nhằm hình thành phẩm chất và NL đáp ứng yêu cầu CĐR cho người học. Đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ quá trình đánh giá kết quả học tập của người học. Hoạt động KT, ĐG theo tiếp cận năng lực phải chú trọng vào đánh giá q trình. Những vấn đề cịn hạn chế trong công tác KTĐG kết quả đào tạo đặt ra cho chủ thể QL ở các trường/khoa ĐHSP phải có biện pháp xây dựng, thiết kế công cụ đánh giá phù hợp dựa vào CĐR của ngành đào tạo, kết hợp các hình thức đánh giá (thường xuyên, định kì, đột

xuất…) nhằm nâng cao hiệu quả KTĐG, nâng cao nhận thức cho các thành viên tham gia về trách nhiệm cá nhân đối với sản phẩm đào tạo của nhà trường.

2.3.6. Thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

Tiến hành khảo sát đối tượng CBQL, GV, GVTH về mức độ đáp ứng của các hoạt động trong đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực ở các Trường/ Khoa ĐHSP hiện nay, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 97 - 99)