Nội dung đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 44 - 46)

1.3. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG/KHOA

1.3.2. Nội dung đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

Đào tạo GVTH theo tiếp cận NL tập trung vào những nội dung sau đây:

1.3.2.1. Kiến thức lí thuyết về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục về hoạt động nghề nghiệp

Hệ thống KT liên quan đến lĩnh vực nghề được đào tạo, bao gồm:

- Khối KT chung gồm: các mơn lí luận chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ... nhằm giáo dục phẩm chất, đạo đức, năng lực cơ bản cho người học;

- Khối KT cơ sở ngành gồm các kiến thức về khoa học cơ bản, lí thuyết cơ sở, lí thuyết - kĩ thuật chun mơn;

- Khối KT chuyên ngành gồm các nội dung thực hành chủ yếu nhằm hình thành NL, đó là hệ thống KT, KN, kĩ xảo chung và riêng; các học phần về nghiệp vụ và thao tác sư phạm, thực tế chuyên môn và thực tập tốt nghiệp, đảm bảo cho sinh viên GDTH gắn với hoạt động giáo dục ngồi thực tế.

1.3.2.2. Kĩ năng chun mơn nghề nghiệp

- Các KN chung: KN lập KH, tổ chức quá trình dạy học và giáo dục, KN kiểm tra, đánh giá học sinh, KN tư vấn, hỗ trợ học sinh, KN nghiên cứu khoa học…

- Các KN chuyên mơn: KN phân tích, giải quyết các vấn đề trong giáo dục tiểu học, KN khám phá tri thức, KN thiết kế các hoạt động giáo dục ở tiểu học…

- Các KN hỗ trợ khác (KN mềm): KN làm việc nhóm, KN giao tiếp, KN tưu duy sáng tạo, KN ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, KN thiết lập và thực

hiện mục tiêu, KN giao tiếp bằng ngoại ngữ, KN tự học, tự bồi dưỡng, KN hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao…

1.3.2.3. Thái độ nghề nghiệp và tác phong sư phạm

- Thái độ nghiêm túc, tích cực và tận tuỵ với hoạt động nghề nghiệp

- Khả năng nhận biết ưu, nhược điểm của bản thân; chủ động, linh hoạt, sáng tạo và thích ứng cao với yêu cầu đổi mới của môi trường nghề nghiệp.

- Tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, thương yêu và đối xử công bằng với học sinh; Có lối sống lành mạnh, trung thực, cầu tiến; tác phong chuyên nghiệp, phấn đấu phát triển nghề nghiệp.

1.3.2.4. Tình huống sư phạm trong thực tiễn giáo dục tiểu học

- Khả năng phát hiện, phân tích vấn đề nhằm hình thành các biện pháp xử lí; phát hiện được khả năng ứng dụng, liên hệ thực tế trong môi trường nghề nghiệp;

- Thiết kế được KH thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục; Thực hiện được KHDH; Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp; Sử dụng được kết quả KTĐG để điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục…

Tóm lại, các nội dung đào tạo GVTH theo tiếp cận NL gắn liền với NL nghề nghiệp và vị trí việc làm của SV được xác định trong CĐR và được thể hiện trong CTĐT của các trường/khoa ĐHSP. Khác với chương trình đào tạo GVTH truyền thống, chương trình đào tạo GVTH theo tiếp cận NL ở các trường/khoa ĐHSP được xây dựng dựa trên kết quả phân tích nghề một cách nghiêm ngặt, chính xác và đầy đủ bằng phương pháp DACUM (Develop A Curriculum) và được trình bày dưới dạng các cơng việc thực hành mà người lao động phải thực hiện trong thực tế hoặc/và dưới dạng các hành vi về mặt nhận thức (kiến thức) và về thái độ liên quan đến nghề nghiệp. Với việc áp dụng phương pháp này, các CSĐT có thể trả lời chính xác câu hỏi nên dạy những gì cho người học để đáp ứng được nhu cầu của xã hội (hay người sử dụng lao động).

Sơ đồ 1.2. Quy trình xây dựng các mơ đun/mơn học từ kết quả phân tích nghề

Bên cạnh việc xây dựng nội dung CTĐT đảm bảo cho người học hồn thành chương trình học tập sau khi đã thông thạo tất cả các NL, khơng phụ thuộc vào thời gian (người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình), trong cấu trúc NDĐT phải đảm bảo có sự ĐG kết quả học tập liên tục bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Cần có sự kết hợp ĐG của người dạy và tự ĐG của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 44 - 46)