Đào tạo trình độ ĐH, hệ chính quy ngành GDTH, Trường ĐH Vinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 81 - 86)

Trường ĐH Vinh

TT Khóa (năm vào trường) Số lượng SV

1 55 (2014) 78

2 56 (2015) 118

3 57 (2016) 286

4 58 (2017) 129

611

* Hoạt động đào tạo trình độ ĐH, hệ chính quy ngành GDTH, Khoa Giáo dục, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 6 năm 1995 theo Quyết định số 2197/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với mục tiêu là đào tạo sinh viên, học viên có trình độ cử nhân, trình độ thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục tiểu học, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có sức khỏe và năng lực giải quyết tốt các công việc thuộc lĩnh vực giáo dục tiểu học, phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì hội nhập và phát triển.

Bảng 2.4. Đào tạo trình độ ĐH, hệ chính quy ngành GDTH, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh

TT Khóa (năm vào trường) Số lượng SV

1 (2014) 72

2 (2015) 65

3 (2016) 70

4 (2017) 83

290

Chương trình đào tạo trình độ ĐH, hệ chính quy ngành GDTH của Trường theo học chế tín chỉ có tổng số 135 tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phịng), trong đó: học phần chung 27 tín chỉ; học phần chun mơn 33 tín chỉ (học phần bắt buộc 27 tín chỉ, tự chọn 6 tín chỉ); học phần nghề nghiệp 69 tín chỉ (học phần bắt buộc 51 tín chỉ trong đó: học phần cơ sở chung 9 tín chỉ, học phần nghề nghiệp chuyên ngành 32 tín chỉ, thực hành nghề nghiệp 10 tín chỉ, học phần tự chọn 10 tín chỉ); khóa luận tốt nghiệp 6 tín chỉ. Hiện nay, số lượng CB, GV của Khoa là 36 người, trong đó có 10 PGS, 17 TS, 08 ThS, 01 CN.

2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Mục đích khảo sát là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng quản lí hoạt động đào tạo GVTH để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát thực trạng tập trung vào các vấn đề chính: - Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL - Khảo sát thực trạng quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

- CBQL, GV của các cơ sở đào tạo (ĐHSP Hà Nội; ĐHSP Thái Nguyên; Trường ĐH Vinh; Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh): 200 người.

- CBQL, GV tại các trường tiểu học: 250 người - Sinh viên ngành GDTH: 150 người

Tổng cộng: 600 phiếu (Số phiếu thu về: 528 phiếu, gồm: 192 CBQL, GV; 232 CBQL, GVTH; 104 SV)

2.2.3.2. Địa bàn khảo sát

Cơ sở đào tạo trình độ đại học, hệ chính quy ngành sư phạm GDTH như đã nêu cùng các cơ sở thực hành, đơn vị tuyển dụng (các trường tiểu học).

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Lập phiếu điều tra ý kiến của CBQL, giảng viên, giáo viên và SV Việc triển khai phiếu điều tra được tiến hành theo các bước sau đây:

+) Bước 1: Trao đổi với các đối tượng khảo sát và chuyên gia để hình thành phiếu điều tra lần thứ nhất.

+) Bước 2: Soạn phiếu điều tra, điều tra thử trên mẫu nhỏ, chỉnh sửa bộ phiếu và biên soạn bộ phiếu chính thức.

+) Bước 3: Chọn mẫu và tổ chức khảo sát chính ở 04 CSĐT trình độ ĐH, hệ chính quy ngành SP GDTH.

+) Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong bảng hỏi thông qua các phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại, email, website...).

+) Bước 5: Xử lí thơng tin từ các phiếu điều tra theo phương pháp thống kê toán học.

- Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề

Nội dung các chủ đề trao đổi tập trung vào các vấn đề sau đây:

+) Thực trạng hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực hiện nay; +) Thực trạng quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực hiện nay;

+) Những thuận lợi và khó khăn, những hoạt động đã thực hiện trong quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực

- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của CBQL, giảng viên, GV và SV Các sản phẩm hoạt động của SV bao gồm: kết quả học tập, rèn luyện; của CBQL, GV: kế hoạch đào tạo,chương trình đào tạo, báo cáo kết quả đào tạo, phiếu đánh giá... liên quan đến nội dung khảo sát thực trạng của đề tài.

2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát

Các phiếu điều tra, ý kiến của CBQL, giảng viên, giáo viên, SV, các chuyên gia và tài liệu liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Việc đánh giá các nội dung khảo sát như sau:

+) Về nhận thức theo 4 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Khơng cần thiết (Rất phù hợp; Phù hợp; Ít phù hợp; Khơng phù hợp)...

+) Về thực hiện các nội dung trong quản lí đào tạo GVTH theo 4 mức độ: Tốt; Khá; Trung Bình; Yếu.

Ở từng mức độ có tiêu chí/chỉ báo đánh giá cụ thể.

2.2.6. Cách thức xử lí số liệu

Sau khi thu thập số liệu từ các phiếu thô theo các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm Microsoft Excel để tính trị số trung bình hoặc xếp thứ bậc, từ đó phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng. Tất cả các ý kiến, phiếu điều tra được gửi tới đối tượng khảo sát từ tháng 5/2017 đến tháng 9/2017 và thu hồi các ý kiến, phiếu điều tra trong tháng 12/2017.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG/KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG Ở CÁC TRƯỜNG/KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực tiếp cận năng lực

Tiến hành khảo sát nhận thức của các đối tượng về hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5 Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Sự cần thiết của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực

Đối tượng khảo sát SV CBQL, GV CBQL, GVTH ___ X Rất cần thiết SL 66 155 191 412 % 63,5 80,7 82,3 78 Cần thiết SL 23 37 39 99 % 22,1 19,3 16,8 18,8 Chưa cần thiết SL 10 0 02 12 % 9,6 0 0,9 2,3 Không cần thiết SL 5 0 0 5 % 4,8 0 0 0,9

Kết quả từ bảng 2.5 cho thấy:

- Tính trung bình chung các đối tượng khảo sát đều đề cao sự cần thiết của hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, khẳng định hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL là “Rất cần thiết” và “Cần thiết” trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH đáp ứng nhu cầu xã hội (chiếm 78% rất cần thiết và 18,8% cần thiết trong tổng số đối tượng khảo sát).

- Tuy nhiên, còn 3,4% đối tượng khảo sát xem hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực là “Chưa cần thiết” và “Không cần thiết”, đặc biệt là SV

(14,4%). Hiện nay SV vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực. Đa số vẫn coi hoạt động đào tạo truyền thống đơn giản, đỡ áp lực hơn. Đây là một khó khăn trong triển khai hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, đặc biệt là khâu định hướng mục tiêu học tập và rèn luyện các NL nghề nghiệp cho sinh viên ngành GDTH.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 81 - 86)