Mức độ thực hiện các nội dung, chương trình đào tạo GVTH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 91 - 93)

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

Mục tiêu của chương trình đào tạo rõ ràng, chuẩn xác, hợp lí và khái quát

SL 32 120 234 142

% 6,1 22,7 44,3 26,9

Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng mở, dễ bổ sung và điều chỉnh

SL 43 184 252 49

% 8,1 34,8 47,7 9,2

Cấu trúc chương trình mềm dẻo, đảm bảo trình tự hợp lí và gắn kết giữa các học phần

SL 45 201 244 38

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

Chương trình có sự cân đối giữa kiến thức đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và kiến thức nghiệp vụ sư phạm

SL 40 191 243 54

% 7,6 36,2 46,0 10,2

Chương trình đào tạo tập trung hình thành phẩm chất và năng lực đặc trưng của người GVTH

SL 36 98 227 167

% 6,8 18,6 43,0 31,6

Tiếp cận được với CTĐT giáo viên của các nước tiên tiến trong khu vực

SL 45 91 275 117

% 8,5 17,2 52,1 22,2

___

X 7,6 27,9 46,6 17,9

Kết quả từ bảng 2.11 cho thấy:

- Các đối tượng khảo sát đều có sự thống nhất trong đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo ở mức trung bình khá (“Khá” 27,9% , “Trung bình” 46,6%).

- 02 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất là “Chương trình

được xây dựng theo hướng mở, dễ bổ sung và điều chỉnh” và “Chương trình mềm

dẻo, đảm bảo trình tự hợp lí và gắn kết giữa các học phần”, (Tỉ lệ đánh giá “Tốt”

“Khá” cao nhất). Kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với việc thực hiện

CTĐT ở các trường/khoa ĐHSP hiện nay. Sở dĩ đạt được thành công này là do các cơ sở đào tạo đã chủ động thay đổi chương trình phù hợp với yêu cầu của bối cảnh mới. Nguyên tắc xây dựng CTĐT là đảm bảo các nội dung cốt lõi, tăng tỉ lệ các học phần tự chọn để tăng tính mềm dẻo của chương trình. Ví dụ ở trường ĐH Vinh, CTĐT được triển khai xây dựng theo nhóm ngành, do đó, q trình đào tạo sẽ được tiến hành theo hai giai đoạn: ở giai đoạn 1 SV sẽ được học các học phần chung của nhóm ngành, các học phần chuyên ngành học ở giai đoạn 2. Điều này đảm bảo tính hợp lí trong trình tự hình thành và rèn luyện kiến thức, kĩ năng và thái độ cho người học.

- 02 nội dung “Mục tiêu của chương trình rõ ràng, chuẩn xác, hợp lí và khái

trưng của người GVTH” được đánh giá ở mức độ thực hiện “Trung bình” (44,3%

và 43%), trong đó có 26,9% và 31,6% đánh giá “Yếu”. Kết quả này cho thấy, thực tiễn xây dựng mục tiêu đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc các trường/khoa ĐHSP chưa xây dựng hoặc xây dựng CĐR chưa cụ thể. CĐR ngành đào tạo là cơ sở quan trọng để xây dựng CTĐT phù hợp để từ đó hình thành những năng lực nghề nghiệp phù hợp cho SV ngành GDTH. Thực tế này đặt ra cho các CSĐT phải tiến hành xây dựng CĐR làm căn cứ cho việc xây dựng CTĐT đáp ứng yêu cầu của quá trình đào tạo theo tiếp cận NL.

2.3.4. Thực trạng phương pháp, hình thức đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

2.3.4.1. Thực trạng phương pháp đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Tiến hành khảo sát các đối tượng vể thực trạng phương pháp đào tạo thông qua sự đánh giá về mức độ sử dụng các PPDH của GV trong quá trình đào tạo được thể hiện ở bảng 2.12.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 91 - 93)