1.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO
1.5.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Âu
i) Đào tạo giáo viên ở Cộng hòa Liên bang Đức
Tại Cộng hịa Liên bang Đức, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đào tạo giáo viên qua các thời kì và giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành hai giai đoạn: trước năm 2000 và sau năm 2000.
* Đào tạo giáo viên ở CHLB Đức trước năm 2000
Tổng hợp một số cơng trình nghiên cứu trong đó cơng trình nghiên cứu về Chuyên nghiệp hóa và sự đa dạng trong đào tạo giáo viên của tác giả Jorn Schutzenmeister đã khái quát rất rõ ràng công tác đào tạo giáo viên trong giai đoạn này [113]. ĐTGV ở Đức thuộc trách nhiệm của các bang vì vậy có sự khác nhau. Tuy nhiên, Hội nghị thường xuyên của các Bộ trưởng giáo dục và văn hóa đã giúp cho có một sự thống nhất khá cao để đảm bảo việc công nhận bằng cấp lẫn nhau trong ĐTGV ở tất cả các bang.
ĐTGV ở CHLB Đức trước năm 1980 được đào tạo trong các trường đại học sư phạm. Từ năm 1980, các trường ĐH được tích hợp vào các trường ĐH tổng hợp đa ngành. Từ đó đến nay, GV được đào tạo trong các trường ĐH đa ngành. Ngoại lệ, cịn một số ít bang (như Baden - Wuttemberg) đến nay vẫn tồn tại các trường sư phạm độc lập nhưng chỉ đào tạo loại hình giáo viên cho các trường tiểu học và trung học cơ sở.
GV được đào tạo theo cấp học và theo loại hình trường. Có hình thức đào tạo GV cho 2 cấp hoặc cho nhiều loại hình trường ở bậc THCS. GV bậc THCS và THPT được đào tạo cho hai mơn học chun ngành, trong đó có phân biệt mơn thứ nhất và mơn thứ hai với tỷ trọng thời gian đào tạo khác nhau. ĐTGV theo mơ hình tích hợp giữa khoa học giáo dục và khoa học chuyên ngành. Ngay từ những năm đầu của các khóa, bên cạnh các mơn học chuyên ngành, SV được học về các môn khoa học giáo dục và thực tiễn trường học.
Thời gian đào tạo GVTH là 7 học kỳ, GV bậc THCS từ 7 đến 9 học kỳ, GV bậc THPT là 9 học kỳ. Thời gian cho việc ĐTGV các môn chuyên ngành của hệ thống giáo dục nghề cũng như các trường trung học chuyên nghiệp là 9 học kì. Ngồi ra có quy định một hoạt động thực hành chuyên môn với thời gian tối thiểu 12 tháng liên quan đến chuyên ngành và phải hoàn thành cho đến trước kì thi quốc gia (kì thi tốt nghiệp).
Kì thi tốt nghiệp đại học đối với các ngành ĐTGV được gọi là kì thi quốc gia thứ nhất, có sự kiểm sốt của chính quyền bang về nội dung quy chế thi tốt nghiệp.
các khóa ĐTGV với kì thi quốc gia thứ nhất, các GV mới ra trường này cần được tham gia vào giai đoạn đào tạo GV tập sự của các bang.
*Đào tạo giáo viên tại CHLB Đức từ năm 2000
Tác giả Anett GrieBer trong cơng trình nghiên cứu Các mơ hình của đào tạo giáo viên giai đoạn hai của Đức: Các vị trí của các hiệp hội giáo viên trường dạy nghề, Cơng đồn Giáo dục , Khoa học và giáo dục, Dạy nghề và Đào tạo đã
nêu rõ sự thay đổi cơ bản về mơ hình ĐTGV trong cuộc cải cách từ năm 2000 nhằm thực hiện quá trình Bologna là thực hiện ĐTGV theo hai bậc nối tiếp Bachelor và Master. Quy định cơ bản của quá trình Bologna về thời gian đào tạo đại học và tín chỉ theo hệ thống ECTS (European Credits Transfer System ), có nghĩa là hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu của hai bậc này là: Bậc cử nhân (Bachelor), thời gian đào tạo từ 6-8 học kỳ, tương ứng 180 - 240 tín chỉ (mỗi học kỳ tương ứng 30 tín chỉ). Bậc thạc sĩ (Master): từ 2 - 4 học kỳ , tương đương 60 - 120 tín chỉ. Tổng thời gian đào tạo cả hai bậc để đạt trình độ thạc sỹ là 10 học kỳ, tương ứng 300 tín chỉ.
Dựa trên quy định cơ bản này hầu hết các bang ở Đức đã chuyển đổi hệ thống ĐTGV sang hệ thống phân bậc hai giai đoạn. Tuy nhiên, đối với chương trình đào tạo GVTH và THCS thì có khác nhau giữa các bang, trong đó bậc Bachelor là 6 học kỳ nhưng ở bậc thạc sĩ thì từ 2 - 4 học kỳ. Theo mơ hình đào tạo mới này, giáo viên cần có trình độ thạc sĩ thì mới được đăng ký vào giai đoạn ĐTGV tập sự. Vì vậy tốt nghiệp bậc cử nhân trong chương trình ĐTGV chưa được phép trở thành GV. CTĐT cử nhân là tính đa giá trị của bằng cử nhân, có nghĩa là người tốt nghiệp không bị ràng buộc duy nhất vào hướng học lên bậc thạc sĩ theo chương trình ĐTGV có thể tìm việc làm ở thị trường lao động theo các hướng khoa học chuyên ngành mà họ đã học .
Tại Đức có các loại hình GV sau đây: 1) GV trường tiểu học cũng như bậc tiểu học; 2) GVTH và tất cả hay từng loại trường riêng của bậc THCS ; 3) GV đối với tất cả hay từng loại trường riêng của bậc trung học cơ sở; 4) GV của bậc THPT (các môn phổ thông) hay đối với trường Gymnasium; và 5) GV sư phạm đặc biệt.
Các giai đoạn trong ĐTGV: 1) Thực tập sư phạm; 2) Đào tạo GV tập sự.
Cũng như tại Mỹ, ĐTGV tại Đức nhấn mạnh sự kiểm định các CSĐT GV thông qua công cụ là các bộ chuẩn.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu quá trình ĐTGV và QL đào tạo GV ở Đức, có thể vận dụng phát triển mơ hình và chương trình ĐTGV định hướng chuẩn và NL nghề nghiệp; mơ đun hóa CTĐT; chú trọng bồi dưỡng và đào tạo nâng chuẩn GV... vào quá trình đào tạo và QL đào tạo GVTH.
ii) Quản lí đào tạo giáo viên tại Vương quốc Anh
Trong “Báo cáo về công tác đào tạo giáo viên” của Ủy ban vấn đề trẻ em, nhà trường và gia đình của Quốc hội Vương quốc Anh đã đề cập đến các mơ hình ĐTGV ở Vương quốc Anh là đặc biệt đa dạng và phong phú. Có nhiều con đường để trở thành GV, các ứng cử viên có thể tham gia học tập các chương trình ĐTGV khác theo các hình thức khác nhau [108].
Hiện nay, ở Vương quốc Anh có những mơ hình ĐTGV như sau:
- ĐTGV khi chưa tốt nghiệp đại học (mơ hình song song): đào tạo GV cho những đối tượng người học đang hoàn tất một CTĐT cấp bằng: cử nhân giáo dục (Bachelor of education); cử nhân khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên với danh hiệu giáo viên đủ chuẩn (Bachelor of arts, Bachelor of science).
- ĐTGV sau khi tốt nghiệp đại học (mơ hình nối tiếp) dành cho những người đã có một bằng đại học, đào tạo trở thành một GV trong 1 hoặc 2 năm. Sau đó, họ sẽ đạt chứng chỉ đại học về giáo dục (PGGE - Post Graduate Certificate of Education).
- ĐTGV dựa theo chuẩn tuyển dụng: đào tạo và chứng nhận tiêu chuẩn một GV trong khi đang làm việc tại một trường phổ thơng: chương trình ĐTGV cấp đại học (GTP) và chương trình đăng kí giáo viên (PTP).
- ĐTGV dựa vào ĐG: nếu người học có kinh nghiệm giảng dạy đáng kể nhưng không phải chức danh GV đạt chuẩn (QTS) ở Anh thì có thể xem xét theo hình thức đào tạo dựa vào ĐG.
Như vậy, đối với q trình đào tạo GVTH ở Việt Nam có thể học tập việc “cải thiện tiền lương, có những khoản thanh tốn khuyến khích những người tốt nghiệp tham gia ĐTGV, phát triển những lối đi dựa vào việc làm để đi tới nghề dạy học và giảm khối lượng công việc thông qua cải cách xây dựng lại mơ hình lực
lượng lao động” (Alan Smithers 2007), hay nói cách khác là đào tạo giáo viên tuân
theo quy trình đánh giá, theo dõi và khen thưởng. Ngoài ra, việc phát triển những
phương án lựa chọn đào tạo tại chức vừa đảm bảo chất lượng, vừa tạo điều kiện cho người học cũng là một ưu điểm có thể vận dụng trong đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.
iii) Quản lí đào tạo giáo viên tại Pháp
Tại Pháp, mỗi học khu (không tương đương với khu hành chính) có ít nhất một học viện đại học ĐTGV (IUFM), có nhiệm vụ đào tạo bước đầu cho tất cả các GV cấp tiểu học và trung học của các trường công lập, tư thục. Các viện này thay thế cho các trường sư phạm ĐTGV, các trường sư phạm quốc gia tu nghiệp (UNNA) và các trung tâm sư phạm của địa khu. Tất cả các GV đều tuyển theo bằng tú tài +3. Riêng các trường cao đẳng sư phạm (ENS) đòi hỏi cao hơn, nhận sinh viên qua thi tuyển, sau khi vào học, thời gian học kéo dài từ 2 đến 5 năm.
Bên cạnh đó, ở đây cịn có trung tâm tư liệu sư phạm cấp tỉnh thực hiện chức năng thông tin và cung cấp tư liệu cho GV, cha mẹ học sinh và dân biểu địa phương. Tất cả các bậc học chuyển CTĐT dựa vào kiến thức sang CTĐT kĩ năng. Do đó, vấn đề đào tạo kĩ năng được đặt ra cùng với việc triển khai nghiên cứu, lĩnh hội các kiến thức cơ bản, lí luận và PPDH; đào tạo kĩ năng theo phương thức xen kẽ thơng qua phân tích thực hành nghề nghiệp. Đây là ưu điểm mà quá trình đào tạo và QL đào tạo GVTH cần kết thừa và phát triển.