Mức độ đáp ứng MTĐT của SV với NL cần thiết cho người GVTH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 88 - 90)

Các chủ đề năng lực Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

Năng lực chung (Nghiên cứu khám phá tri thức, giao tiếp, làm việc nhóm, tự học...)

SL 70 190 118 26

% 16,5 44,8 32,5 6,2

Năng lực nghề nghiệp (Nhận thức bối cảnh, hình thành ý tưởng, lập KH, thiết kế, tổ chức, kiểm tra HĐDH và giáo dục ở TH...)

SL 37 151 201 35

% 8,7 35,6 47,4 8,3

Năng lực hành vi (Tư duy hệ thống, ứng xử linh hoạt trong các THSP, tự tin, độc lập trong MT nghề nghiệp...)

SL 35 69 105 215

% 8,3 16,3 24,7 50,7

___

X 11,2 33,8 34,9 21,7

Kết quả từ bảng 2.8 cho thấy:

- Các đối tượng khảo sát đều cho rằng mức độ đáp ứng “Tốt” các năng lực nghề nghiệp của SV là thấp (trung bình 11,2%), mức độ “Trung bình” chiếm tỉ lệ cao nhất (34,9%).

- Nhóm năng lực chung được đánh giá có mức độ đáp ứng phù hợp với vị trí nghề nghiệp. Mức độ đáp ứng “Tốt” chiếm tỉ lệ 16,5%. Điều này phù hợp với quá

phát triển các năng lực cơ bản cho người học thơng qua hình thức đào tạo trên lớp, nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành.

- Nhóm năng lực nghề nghiệp và năng lực hành vi chưa được các đối tượng đánh giá cao với tỉ lệ “Trung bình” chiếm 72,1% và “Yếu” chiếm 59%. Đây được

xem là khó khăn trong quá trình đào tạo của nhà trường. Đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực là việc làm khá mới, nhiều trường/khoa ĐHSP bắt đầu xây dựng lại chuẩn đầu ra và khung năng lực. Quá trình này chưa thực sự có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là đơn vị tuyển dụng. Điều này dẫn đến sự “chênh vênh” giữa sản phẩm đào tạo và yêu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, thực tiễn cũng cho thấy năng lực của đội ngũ GV sư phạm chưa đáp ứng được u cầu của quy trình đào tạo mới. Do đó, các trường/khoa ĐHSP cần quan tâm có giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cho đội ngũ GV tham gia đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà trường.

2.3.3. Thực trạng nội dung, chương trình đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực tiếp cận năng lực

Trong những năm qua, các trường/khoa ĐHSP đã có nhiều đóng góp trong đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, CTĐT của các trường/khoa ĐHSP thời gian gần đây cũng đã có nhiều điểm đổi mới theo hướng phát huy NL người học, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển GDPT cũng như GD - ĐT nói chung ở Việt Nam. Mặc dù vậy, CTĐT GVTH hiện nay nhìn chung vẫn mang nặng tính lí thuyết, ít chú ý tới bồi dưỡng NL thực tiễn dạy học, giáo dục và phát triển bản thân, cộng đồng của người học.

Qua nghiên cứu sơ bộ một số CTĐT GVTH ở một số trường/khoa ĐHSP, chúng tơi nhận thấy: CTĐT GVTH trình độ đại học ở các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước đều thực hiện CTĐT có khối lượng kiến thức từ 130 - 135 tín chỉ và được cấu trúc các khối kiến thức như sau: khối kiến thức giáo dục đại cương chiếm 14,8% - 20%; khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm 80% - 85,2%, trong đó kiến thức cơ sở ngành và liên ngành là 31,1% - 39,6% và kiến thức nghiệp vụ sư phạm là 42,2 - 53,8% (Bảng 2.9).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)