tiếp cận NL
Đối tượng
khảo sát Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Ít Phù hợp Nhiều SL % SL % SL % CBQL Về tỉ trọng lí thuyết 0 0 40 50 40 50 Về tỉ trọng thực hành 26 32,5 41 51,3 13 16,2
Giảng viên Về tỉ trọng lí thuyết 16 14,3 20 17,8 76 67,9
Về tỉ trọng thực hành 71 63,4 33 29,4 8 7,2
Sinh viên
Về tỉ trọng lí thuyết 9 8,6 32 30,8 63 60,6
Kết quả từ bảng 2.10 cho thấy:
- Về tỉ trọng lí thuyết trong chương trình đào tạo: 03 đối tượng khảo sát đều cho rằng tỉ trọng lí thuyết hiện nay là khá nhiều (từ 50% trở lên).
- Về tỉ trọng thực hành: chỉ có đối tượng CBQL cho rằng tỉ trọng thực hành trong chương trình hiện nay là “Phù hợp”; 02 đối tượng: 63,4% GV và 59,6% SV cho rằng tỉ trọng này “Ít”.
Như vậy, nhìn chung các CTĐT GVTH hiện nay cũng tương tự như các chương trình ĐTGV khác, có khối kiến thức giáo dục đại cương cịn xơ cứng, ít đổi mới. Nhiều CTĐT GVTH được xây dựng theo hướng tiếp cận dựa vào nội dung hoặc chủ đề. CTĐT được phát triển không đảm bảo chặt chẽ, khoa học trong đầy đủ các bước của quy trình phát triển một CTĐT, hạn chế thường gặp là: việc phát triển CTĐT thiếu hoặc khơng có đầy đủ sự tham gia của tất cả các bên liên quan; phân tích bối cảnh cho phát triển CTĐT chưa thực sự được quan tâm; CĐR CTĐT được phát biểu thiếu căn cứ khoa học, chưa khách quan; vai trò của CĐR trong thiết kế CTĐT chưa rõ ràng, nhiều môn học trong CTĐT chưa được phân nhiệm tương ứng với CĐR, vì vậy vẫn cịn tình trạng mơn học “thừa”, tín chỉ “thừa” nằm trong CTĐT. Đây là lí do giải thích vì sao nội dung này được đánh giá mức độ thực hiện “Yếu” với tỉ lệ cao và cũng là bài toán đặt ra cho các trường/khoa ĐHSP trong việc cải tiến, đổi mới CTĐT đảm bảo quá trình đào tạo đạt hiệu quả trong thời gian tới.