Mức độ đáp ứng của các yếu tố trong đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 99 - 100)

Các yếu tố Mức độ đáp ứng

Tốt Khá TB Yếu

Mục tiêu đào tạo SL 62 77 202 83

% 14,6 18,2 47,6 19,6

Chương trình đào tạo SL 48 65 194 117

% 11,3 15,3 45,8 27,6

Phương pháp đào tạo SL 72 98 160 94

% 17,0 23,1 37,7 22,2

Kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo SL 69 95 173 87

% 16,3 22,4 40,8 20,5

___

X 14,8 19,8 43,0 22,4

Kết quả ở bảng 2.15 cho thấy:

- Mức độ đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tiếp cận năng lực của các yếu tố còn thấp, tỉ lệ đánh giá mức độ “Yếu” cao (trung bình 22,4%).

- Yếu tố “mục tiêu đào tạo” được đánh giá thực hiện với tỉ lệ “Khá” và “TB” cao hơn các yếu tố còn lại. Điều này phản ánh đúng thực trạng về mục tiêu đào tạo GVTH của các trường/khoa ĐHSP hiện nay. Các cơ sở đào tạo đã bước đầu xác định được các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần hình thành và rèn luyện cho SV; sau khi được xây dựng các mục tiêu này được công khai đến tất cả các thành viên của nhà trường, đặc biệt là SV thông qua nhiều kênh thông tin; mục tiêu đào tạo cũng huy động được sự tham gia của một số bên liên quan góp phần nâng cao tính phù

hợp giữa sản phẩm đào tạo với yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện yếu tố nãy còn tồn tại một số hạn chế như: việc xây dựng mục tiêu chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình GDPT mới cũng như chuẩn nghề nghiệp của người GVTH; các KT, KN và TĐ ít được cập nhật, chậm đổi mới; các NL còn chung chung, chưa cụ thể, khó định hướng cho q trình giảng dạy và học tập..

- 03 yếu tố có tỉ lệ lựa chọn “Yếu” cao nhất là: “Chương trình đào tạo”

(27,6%), “Phương pháp, hình thức đào tạo” (22,2%), “Kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo” (20,5%).

Kết quả này phù hợp với thực trạng khảo sát các yếu tố của quá trình đào tạo GVTH ở các trường/khoa ĐHSP. Hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực hiện nay ở các nhà trường được thực hiện theo chủ quan của mỗi trường/khoa ĐHSP và chưa theo một chuẩn mực chung nhất định, chưa có sự thống nhất giữa các trường trong việc tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp đào tạo và kiểm tra, đánh giá. Nâng cao nhận thức cho các thành viên có liên quan và kết hợp cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo là giải pháp có thể nâng cao hiệu quả đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội và đổi mới GDPT.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG/KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

Khảo sát đối tượng CBQL, GV, GVTH về mức độ QL xây dựng mục tiêu đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 99 - 100)