Mức độ quản lí thực hiện mục tiêu đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 102 - 103)

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện ___

X

Tốt Khá TB Yếu

Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu theo tiếp cận NL

SL 95 182 116 31

2.8

% 22,4 42,9 27,4 7,3

Tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo theo tiếp cận NL

SL 52 147 171 54

2.46

% 12,3 34,7 40,3 12,7

Chỉ đạo thực hiện mục tiêu đào tạo theo tiếp cận NL

SL 52 145 171 56

2.45

% 12,3 34,2 40,3 13,2

Kiểm tra, đánh giá mục tiêu đào tạo theo tiếp cận NL

SL 47 142 174 61

2.41

% 11,1 33,5 41,0 14,4

Kết quả ở bảng 2.17 cho thấy:

- Tính trung bình chung, sự đánh giá của các đối tượng khảo sát về mức độ quản lí thực hiện mục tiêu đào tạo có sự thống nhất, các ý kiến đều đánh giá mức độ đạt được là trung bình khá: từ 2.41 đến 2.8.

- Khâu “Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo” được đánh giá thực hiện ở mức “Tốt” với tỉ lệ cao (22,4%). Các khâu “Tổ chức thực hiện mục tiêu”, “Chỉ đạo thực hiện mục tiêu” và “Kiểm tra, đánh giá mục tiêu đào tạo” có tỉ lệ lựa chọn “Yếu” cao (từ 12,7 % đến 14,4%).

Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng về vấn đề này, hầu hết ý kiến cho rằng việc “Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đào tạo theo tiếp cận NL” được các

trường/khoa ĐHSP thực hiện khá tốt. Kế hoạch có tính rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi và được thông báo kịp thời đến các thành viên có liên quan. Tuy nhiên, khâu

“Tổ chức thực hiện mục tiêu” mặc dù đã được tiến hành đúng tiến độ song việc

phân cơng, bố trí các nguồn lực cịn chưa kịp thời và hợp lí. Đặc biệt là việc huy động CB, GV và hệ thống các trường vệ tinh tham gia vào quá trình đào tạo. Điều này dẫn đến việc huy động các điều kiện phục vụ quá trình đào tạo chưa hiệu quả. Khâu “Chỉ đạo thực hiện mục tiêu đào tạo” đã có sự giám sát thường xuyên của cả nhà trường và xã hội nhưng tính khuyến khích và động viên chưa cao. Điều này thể hiện rằng các chế độ, chính sách đãi ngộ cho CBQL, GV và SV chưa thỏa đáng. Hoạt động “Kiểm tra, đánh giá” vẫn là khâu ít được quan tâm nhất. Đây là quá

trình xem xét và đánh giá thực trạng thực hiện mục tiêu, kịp thời phát hiện những thiếu sót để uốn nắn và điều chỉnh. Quá trình đào tạo GVTH theo tiếp cận NL có thực hiện thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Do đó, các trường/khoa ĐHSP cần có giải pháp tăng cường hiệu quả cơng tác này trong thời gian tới.

2.4.2. Thực trạng quản lí chương trình đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

Về QL xây dựng chương trình: Hiện nay các cơ sở đào tạo xây dựng, điều chỉnh và phát triển chương trình đào tạo GVTH theo cách là thành lập Hội đồng độc lập do Ban Giám hiệu chủ trì, trên cơ sở GV đề xuất trực tiếp từng mơn học và trình Ban Giám hiệu ra quyết định thay thế từng học phần, khối kiến thức theo mỗi kì giảng dạy. Chu kì điều chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện theo thời gian và cách thức khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)