Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 66 - 68)

1.4. VẤN ĐỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở CÁC

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các

Trường/Khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

Hoạt động QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố này tác động đa chiều đến hoạt động QL đào tạo GVTH của các trường/khoa ĐHSP.

1.4.4.1. Các yếu tố khách quan

i) Các văn bản, quy chế quy định về đào tạo và quản lí đào tạo GV

Các văn bản, quy chế hướng dẫn của các cơ quan QL nhà nước về hoạt động đào tạo GVTH là tiền đề, căn cứ hành lang pháp lí để các trường/khoa ĐHSP tổ chức quá trình đào tạo. Vì vậy, hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL phải xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước tạo ra sự nhất quán, đồng bộ trong cơng tác quản lí; làm cơ sở cho q trình đào tạo GVTH, đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.

ii) Xu thế hội nhập quốc tế trong đào tạo giáo viên

Hiện nay, GD Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với GD thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, hoạt động đào tạo GV của các trường/khoa ĐHSP cũng không nằm ngồi xu thế đó.

tố phục vụ q trình đào tạo: từ mục tiêu, nội dung, phương pháp... Để hội nhập quốc tế, các trường/khoa ĐHSP cần đẩy mạnh các hoạt động trao đổi CTĐT, mơ hình và phương thức đào tạo, kinh nghiệm đào tạo GVTH với các nước trong khu vực và trên thế giới.

iii) Các điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính phục vụ hoạt động đào tạo

Khơng thể tiến hành hoạt động đào tạo nếu thiếu các điều kiện như phòng học, phòng thực hành, kinh phí, giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở thực hành... Đối với hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, yêu cầu về tài chính, CSVC càng cao. Vì vậy, để đáp ứng địi hỏi của hoạt động đào tạo GVTH, các trường/khoa ĐHSP cần có sự quan tâm đầu tư, sử dụng có hiệu quả các điều kiện phục vụ cho hoạt động này, thúc đẩy quá trình đào tạo GVTH theo tiếp cận NL vận hành nhằm đạt được mục tiêu quản lí.

iv) Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với hệ thống trường vệ tinh, cơ sở thực hành nghiệp vụ sư phạm

Các trường vệ tinh, cơ sở thực hành - thực tập không chỉ là nơi SV rèn luyện và thực hành nghề nghiệp mà cịn tham gia vào q trình QL hoạt động này, tạo ảnh hưởng khơng nhỏ vào sự hình thành và phát triển các NLTH, cảm xúc nghề nghiệp cho SV. Mối quan hệ, phối hợp có hiệu quả khơng dừng lại ở nhận thức mà phải được thể chế hóa thành quy chế/quy định nhằm ràng buộc có tính pháp lí, quy định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong công tác đào tạo GVTH theo tiếp cận NL.

1.4.4.2. Các yếu tố chủ quan i) Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo GVTH theo tiếp cận NL là một yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thơng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam trong đó có nêu rõ yêu cầu đổi mới nội dung chương trình “Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế...” “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, NL cơng dân,

phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Như vậy, chương trình đào tạo GVTH phải đổi mới nhằm phát triển NL, phẩm chất cho người học phù hợp với NL giảng dạy ở cấp tiểu học. Đổi mới theo hướng hiện đại, thiết thực, theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.

ii) Phương pháp, hình thức đào tạo và cách thức đánh giá kết quả đào tạo

Phương pháp, hình thức đào tạo và cách thức ĐG kết quả đào tạo GVTH theo tiếp cận NL có vai trị hỗ trợ, thúc đẩy q trình đào tạo diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả. Do đó, khi triển khai hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL, các yếu tố này cần được đảm bảo tính khoa học, sự linh hoạt, vừa sức với mục tiêu đào tạo, đồng thời phải khơi dậy động lực học tập, kích thích tư duy, sự say mê, năng động sáng tạo trong hoạt động rèn luyện các NL nghề cho GVTH.

iii) Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên (nhận thức, trình độ, phẩm chất, năng lực...)

Đội ngũ CBQL, GV, SV là lực lượng chính tham gia vào q trình chỉ đạo, tổ chức, thực hiện hoạt động đào tạo. Nhận thức, trình độ, tâm sinh lí của lực lượng này tác động đến quá trình, chất lượng, hiệu quả của hoạt động đào tạo theo hai hướng: nhận thức, trình độ, tâm sinh lí tích cực, phù hợp với q trình đào tạo, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình này đạt được mục tiêu; ngược lại các yếu tố cản trở, tác động tiêu cực đến hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL khi khơng thích ứng. Do đó, trong khi tổ chức hoạt động đào tạo, chủ thể QL cần chú ý đến các yếu tố này, đặc biệt có những giải pháp tạo ra cơ cấu phù hợp, tâm lí sẵn sàng tham gia cho các lực lượng chính để thực hiện mục tiêu đào tạo theo tiếp cận NL.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 66 - 68)