Mức độ sử dụng các PPDH trong đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 93 - 95)

Phương pháp dạy học Mức độ đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa thực hiện Thuyết trình SL 392 136 00 00 % 74,2 25,8 00 00 Đàm thoại SL 231 201 82 14 % 43,8 38 15,5 2,7 Nêu vấn đề SL 131 172 195 30 % 24,8 32,6 36,9 5,7 Làm việc theo nhóm SL 32 98 294 104 % 6,0 18,6 55,7 19,7

Tự nghiên cứu theo hướng dẫn của GV SL 15 125 265 123

% 2,8 23,7 50,2 23,3

Dạy học tích hợp theo năng lực thực hành

SL 15 123 125 265

Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy:

- Hiện nay GV các trường/khoa ĐHSP đang cố gắng vận dụng các PPDH tích cực kết hợp với PPDH truyền thống để thực hiện hoạt động dạy học, song thực tế GV vẫn đang áp dụng các PPDH truyền thống là chính như PP thuyết trình và PP đàm thoại (Mức độ “Thường xuyên” là 74,2% và 43,8%), đặc biệt khi giảng dạy nội dung mới, xuất phát từ tâm lí ngại SV không hiểu bài khiến GV phải nói nhiều, giảng nhiều, thậm chí lạm dụng PP này.

- Đáng lưu ý là một số phương pháp tích cực vốn được coi là PP chủ đạo trong hoạt động đào tạo thì GV lại có tỉ lệ áp dụng thường xuyên chưa cao như: nêu vấn đề với mức độ “Thường xuyên” là 24,8%; làm việc theo nhóm chỉ chiếm 6%; tự nghiên cứu theo hướng dẫn của GV chiếm 2,8%... Dường như, PPDH tích hợp vẫn cịn vấp phải nhiều trở ngại và nguyên nhân xuất phát từ hạn chế về CSVC, trang thiết bị, phịng học…

Nhìn chung, về cơ bản GV đã áp dụng hầu hết các PPDH cần thiết trong CTĐT, tuy nhiên, các PP giảng dạy mới như nêu vấn đề, làm việc nhóm chỉ được áp dụng rời rạc, chưa thành hệ thống. Các PP khác đòi hỏi nhiều về sự chuẩn bị của GV như phim ảnh, video chưa được chú trọng, do cần đầu tư thời gian rất công phu và khá tốn kém nên người học ít được thường xuyên liên hệ giữa lí thuyết và thực hành.

Qua trao đổi với một số GV, trở ngại lớn nhất để đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực là đầu tư công nghệ và bồi dưỡng thêm về “công nghệ dạy học”. Một số GV có tuổi việc tiếp cận máy tính, hệ thống phương tiện kĩ thuật hiện đại là khá khó khăn. Ngồi ra PPDH làm việc nhóm cũng ít được sử dụng do lớp đơng, nên người học cũng khơng có điều kiện rèn luyện KN này trong q trình học tập. Đó cũng là điểm yếu của SV hiện nay cần được khắc phục.

2.3.4.2. Thực trạng hình thức đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Tiến hành khảo sát đối tượng CBQL, GV ở các trường/khoa ĐHSP về thực trạng thực hiện các hình thức đào tạo GVTH. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.13.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 93 - 95)