Đánh giá tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 162 - 166)

Biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi ___ X Thứ bậc

Tổ chức nghiên cứu, thảo luận và quán triệt sự cần thiết phải quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL cho các đối tượng tham gia ĐT

SL 80 101 45 00

3,15 4

% 35,4 44,7 19,9 0,0

Quản lí xây dựng CĐR ngành đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

SL 77 102 47 00

3,13 5

% 34,1 45,1 20,8 0,0

Tổ chức xây dựng quy trình phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và khung năng lực cần hình thành cho GVTH

SL 89 100 37 00

3,23 1

% 39,4 44,2 16,4 0,0

Đổi mới quản lí phương thức đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

SL 76 103 47 00

3,12 6

% 33,6 45,6 20,8 0,0

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL nghề nghiệp cho ĐNGV tham gia đào tạo GVTH các trường/khoa ĐHSP

SL 87 100 39 00

3,21 2

% 38,5 44,2 17,3 0,0

đào tạo GVTH theo tiếp cận NL % 38,1 43,8 18,1 0,0

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:

So với đánh giá về tính cấp thiết, đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất có tỉ lệ thấp hơn. Số ý kiến đánh giá ở mức độ “Rất khả thi” và “Khả thi” chỉ chiếm tỉ lệ 81,1% (đánh giá về tính cần thiết là 88%). Điểm đánh giá mức khả thi của các giải pháp đều lớn hơn điểm khả thi trung bình (> 452 điểm). Điều này chứng tỏ các giải pháp được đề xuất đều có tính khả thi cao.

Xét thứ bậc về điểm số trung bình khả thi của các giải pháp được đề xuất, có thể thấy giải pháp “Tổ chức xây dựng quy trình phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và khung năng lực cần hình thành cho GVTH” là giải pháp có tính khả thi cao nhất (Điểm TB 3,23). Tiếp đến là các giải pháp “Bồi dưỡng nâng cao

NL nghề nghiệp cho ĐNGV tham gia đào tạo GVTH các trường/khoa ĐHSP”; “Tăng cường các điều kiện phục vụ đào tạo GVTH theo tiếp cận NL”.

Các giải pháp “Tổ chức nghiên cứu, thảo luận và quán triệt sự cần thiết phải

quản lí đào tạo GVTH theo tiếp cận NL cho các đối tượng tham gia ĐT”; “Quản lí xây dựng CĐR ngành đào tạo GVTH theo tiếp cận NL”, “Đổi mới quản lí hoạt động đào tạo GVTH theo tiếp cận NL” có điểm trung bình khả thi thấp hơn so với

các giải pháp được đề xuất. Điều này qua phỏng vấn các đối tượng cho rằng nội dung, cách thức thực hiện của các giải pháp này khó thực hiện hơn các giải pháp khác. Tuy nhiên, xét về mặt thống kê, sự khác biệt giữa các giải pháp này là khơng có ý nghĩa. Vì vậy, về cơ bản các giải pháp là tương đương nhau và có thể triển khai trong thực tiễn QL đào tạo GVTH theo tiếp cận NL ở các trường/khoa ĐHSP.

3.4. THỬ NGHIỆM

3.4.1. Tổ chức thử nghiệm

3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm

Mục đích thử nghiệm là nhằm xác định hiệu quả, tính khả thi và điều kiện cần thiết để triển khai một trong các giải pháp đã đề xuất.

Có thể nâng cao KT, KN cho đội ngũ GV, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo nếu áp dụng giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho

đội ngũ GV tham gia đào tạo GVTH trong các trường/khoa ĐHSP” do chúng tôi đề

xuất.

3.4.1.3. Nội dung và cách thức thử nghiệm i) Nội dung thử nghiệm

Sở dĩ chúng tôi chọn giải pháp này để TN vì đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa then chốt trong các giải pháp đã đề xuất. Thực hiện tốt giải pháp này là cơ sở để thực hiện các giải pháp khác. Hơn nữa, việc TN giải pháp này còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với một TN.

Chủ thể thực hiện giải pháp này là các chuyên gia phương pháp giáo dục, Trưởng, Phó khoa đào tạo/bộ mơn có trình độ từ tiến sĩ trở lên (đặc biệt ưu tiên các chuyên gia của các bộ môn PPGD) dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường ĐHSP.

ii) Cách thức thử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành một lần, theo hình thức song song, trong đó tương ứng với các nhóm TN có các nhóm ĐC. Nhóm TN là nhóm thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp theo nội dung và quy trình do chúng tơi đề xuất, cịn nhóm ĐC khơng thực hiện việc BD theo nội dung và quy trình này.

3.4.1.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm

Kết quả TN được đánh giá dựa trên sự phát triển về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV sau khi tiến hành hoạt động bồi dưỡng. Trong khi đó, năng lực nghề nghiệp của GV tham gia đào tạo GVTH được thể hiện rõ nhất ở kiến thức và kĩ năng giảng dạy, nghiên cứu KHGD, các hoạt động đoàn thể, xã hội và nghề nghiệp… Vì thế, kết quả TN được đánh giá dựa trên hai tiêu chí này.

i) Đánh giá kiến thức của đội ngũ giảng viên

Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức về các nội dung được bồi dưỡng của khách thể TN thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong Phiếu đánh giá

kiến thức (Phụ lục 7). Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm. Kết quả đánh giá được

xếp thành 4 loại như sau:

a. Loại tốt: Trả lời đúng từ 9 - 10 câu b. Loại khá: Trả lời đúng từ 7 - 8 câu

c. Loại trung bình: Trả lời đúng từ 5 - 6 câu d. Loại yếu: Trả lời đúng từ 4 câu trở xuống

ii) Đánh giá kĩ năng của đội ngũ GV

Trong TN, chúng tôi đánh giá các kĩ năng sau đây của đội ngũ GV tham gia đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực:

1) KN tham gia xây dựng và phát triển CTĐT, bồi dưỡng GVTH 2) KN triển khai nghiên cứu đề tài KHGD

3) KN hướng dẫn SV NCKH

4) KN lựa chọn, sử dụng các PPDH tích cực

5) KN tự học, tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp

6) KN khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào DH và GD 7) KN xây dựng và quản lí mơi trường GD

8) KN phát hiện, phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH 9) KN chuyển hóa các lí thuyết nghề thành các năng lực cụ thể

10) KN tiếp cận các chương trình tiên tiến, dự án hợp tác với nước ngoài trong đào tạo GVTH.

Trong từng KN, chúng tôi đều xây dựng chuẩn và thang đánh giá theo 3 mức độ: Khá, trung bình, yếu (Phụ lục 8).

3.4.1.5. Địa bàn, thời gian và mẫu khách thể thử nghiệm i) Địa bàn thử nghiệm

Các trường/khoa ĐHSP: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP Thái Nguyên, ĐH Vinh, ĐHSP Huế và ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

ii) Thời gian thử nghiệm

iii) Mẫu khách thể thử nghiệm

Mẫu khách thể TN là 205 GV khoa/bộ môn GDTH, GV khoa/bộ mơn Tâm lí học, Giáo dục học ở các trường/khoa ĐHSP.

Khách thể TN giữa nhóm ĐC và TN tương đương nhau về số lượng, loại hình. Các thơng số khác như độ tuổi, trình độ đào tạo, chức danh giảng dạy cơ bản cũng tương đương nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 162 - 166)