Tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 36 - 38)

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.2. Tiếp cận năng lực

1.2.2.1. Năng lực

Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về NL.

Nói đến NL (Competency) là nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó. NL mang tính cá nhân hóa, có thể được hình thành và phát triển thơng qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn [90]. NL là “khả năng hành động, đạt kết quả và phát triển cho phép thực hiện một cách phù hợp các nhiệm vụ, hoạt động trong cuộc sống nghề nghiệp hay riêng tư và khả năng này dựa

trên một tập hợp tri thức có tổ chức: Kiến thức và kỹ năng đa lĩnh vực, chiến lược, nhận thức và thái độ…” [10]. Sổ tay giảng viên POHE, Dự án giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan định nghĩa: “NL là khả năng sử dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một tình huống thực tế theo một cách thức phù hợp. NL thể hiện sự kết hợp giữa KT, KN và TĐ nghề nghiệp. Phát triển NL là một trong những mục tiêu chủ yếu của các CTĐT. NL được chia thành 2 nhóm: năng lực chung và năng lực riêng” [8].

Theo từ điển Giáo dục học, NL là “khả năng được hình thành và được phát triển, cho phép con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp” [34].

Dưới góc độ tâm lí học, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, “NL là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt” [89]

Tác giả Bùi Hiền lại cho rằng “NL được coi như khả năng của con người khi đối mặt với những vấn đề mới, gợi tìm lại được những tin tức và những kĩ thuật đã được sử dụng trong những thử nghiệm trước đây” [34].

Theo tác giả Nguyễn Đức Trí - Hồ Ngọc Vinh: NL là khả năng vận dụng các KT, KN và TĐ vào thực hiện một cơng việc có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. NL chính là khả năng mỗi cá nhân có sự phù hợp giữa một tổ hợp các thuộc tính tâm lí với yêu cầu của một hoạt động nhất định để hoạt động có kết quả” [83].

Theo hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra khái niệm NL như sau:

NL là hệ thống các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để thực hiện được các nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề theo tiêu chuẩn đã đặt ra.

Như vậy, một người được coi là có NL khi cá nhân đó am hiểu về hoạt động, có thái độ tích cực đối với cơng việc và đặc biệt là phải có những kĩ năng, thao tác hành động thành thục, linh hoạt và sáng tạo theo yêu cầu của công việc. Cấu trúc của NL bao gồm: 1) Khả năng hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực công việc (Knowledeg) - Kiến thức (để đủ điều kiện tham gia sản xuất); 2) Khả năng sử dụng các công cụ lao động để tạo ra thành phẩm theo các tiêu chuẩn kĩ thuật quy định (Skill) - Kĩ năng (để đủ khả năng tạo ra sản phẩm); 3) Ý thức công việc, tinh thần

trách nhiệm, ý thức hợp tác trong sự liên đới xung quanh (Atittute) - Thái độ (đạt điều kiện cần thiết để tham gia sản xuất).

1.2.2.2. Tiếp cận năng lực

Tiếp cận có thể được hiểu là từng bước tới gần đối tượng bằng những cách tác động nào đó để phân tích, tìm hiểu một đối tượng [90].

Trong giáo dục, tiếp cận thường được sử dụng để xây dựng, phát triển một chương trình giáo dục. Một trong những cách tiếp cận đó là tiếp cận kết quả đầu ra. Tiếp cận kết quả đầu ra là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà HS mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một mơn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: chúng ta muốn HS biết và có thể làm được những gì?

Về bản chất, tiếp cận đầu ra có thể được hiểu là tiếp cận NL, trong đó CĐR là hệ thống các NL cần có của người học. Tiếp cận NL là xu hướng giáo dục mới và có nhiều ưu thế vượt trội so với tiếp cận nội dung trong bối cảnh xã hội hiện nay. Chính vì thế xu hướng này đã và đang được nhiều quốc gia áp dụng vào q trình giáo dục.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu tiếp cận NL trong giáo dục là việc xác

định hệ thống chuẩn NL cụ thể tương ứng với CTĐT của người học, từ đó xác định các cách thức, phương pháp phù hợp nhằm hình thành và phát triển hệ thống NL đó cho người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 36 - 38)