Mức độ thực hiện các hình thức đào tạo GVTH theo tiếp cận NL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 95 - 97)

Hình thức đào tạo Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

Đào tạo trên lớp học SL 16 78 95 03

% 8,3 40,6 49,5 1,6

Đào tạo thông qua kiến tập, thực tập, thực hành nghiệp vụ sư phạm

SL 40 116 34 02

% 20,8 60,4 17,7 1,1

Đào tạo thông qua các hoạt động khác (Đoàn thể, văn nghệ, thể dục, NCKH…)

SL 35 110 43 04

% 18,2 57,3 22,4 2,1

Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy:

- Đào tạo trên lớp tức là hình thức đào tạo chủ yếu bằng việc dạy học các học phần lí thuyết thì mức độ tiếp thu được của SV sau khi GV đánh giá “Tốt” không

nhiều chỉ đạt 8,3%, mức độ “Khá” và “Trung bình” chiếm tỷ lệ cao 40,6 % và 49,5%. Như vậy, với hình thức này thì hiệu quả đào tạo cho SV chưa cao. Theo phản hồi của SV, đây là hình thức đào tạo phổ biến ở các CSĐT hiện nay. Hình thức này dễ tổ chức, ít phức tạp và ít gây khó khăn cho cả GV và SV trong quá trình dạy - học. Tuy nhiên, bên cạnh việc hình thành các kiến thức khá cao thì hiệu quả rèn luyện các kĩ năng chưa cao. Nguyên nhân là do GV chủ yếu truyền đạt các kiến thức “sng” mà chưa có sự gắn kết với thực tiễn thông qua hoạt động thực hành. Việc lồng ghép ví dụ minh hoạ cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả. Qua điều tra, phỏng vấn GV - những người trực tiếp thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp thì họ đều khẳng định rằng: Trong quá trình dạy học, nếu cán bộ giảng dạy hướng dẫn SV sử dụng được những tri thức khoa học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn, chỉ ra cho họ mối quan hệ giữa tri thức được trang bị với sự vận dụng chúng ở nhà trường tiểu học, với những năng lực nào thì hiệu quả của việc lĩnh hội chúng đối với sự hình thành năng lực nghề nghiệp nghề sẽ cao hơn. Do đó, đối với hình thức này cần tăng thêm tính thực tế trong việc giảng dạy thông qua việc lồng ghép các bài tập thực hành, các tình huống sư phạm trong thực tiễn hay đưa các ví dụ thực tiễn để SV giải quyết trong q trình học tập nhằm nâng cao tính thực hành, từ đó phát triển KN cho người học.

- Với hình thức đào tạo thơng qua kiến tập, thực tập, thực hành nghiệp vụ sư phạm tại các trường thực hành, trường vệ tinh thì kết quả có sự cải thiện hơn. Cụ thể, số SV đạt tỉ lệ “Tốt” chiếm 20,8%, tỉ lệ “Khá” chiếm 60,4% và tỉ lệ “Trung bình” chỉ cịn chiếm 17,7%. Tuy nhiên, kết quả có tốt hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng

được như mong đợi. Đào tạo thông qua thực tập, thực tế phải được diễn ra thường xuyên hơn và chiếm tỉ trọng nhiều hơn trong khung chương trình đào tạo ngành GDTH thì hiệu quả của việc hình thành và rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV mới được nâng cao. Bên cạnh đó, GV và SV cũng kiến nghị các trường vệ tinh, các CSTH cần phân cơng cán bộ hướng dẫn có kinh nghiệm, đồng thời phải xây dựng quy trình kiến tập, thực hành, thực tế cụ thể và rõ ràng hơn giúp SV định hướng hoạt động học tập, rèn luyện đảm bảo có hiệu quả.

- Hình thức đào tạo thơng qua các hoạt động khác được các đối tượng đánh giá ở mức độ trung bình khá (“Khá” 57,3%, “TB” 22,4%). Như vậy, hiệu quả của hình thức đào tạo này trong thực tiễn chưa cao. Qua trao đổi trực tiếp với các đối tượng, đa số đều cho rằng trường đại học là môi trường năng động, đa dạng với nhiều hoạt động đoàn thể: hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ đội, nhóm... là cơ hội để SV có thể rèn luyện các kĩ năng mềm như: KN giao tiếp, KN làm việc nhóm, KN thuyết trình, KN đàm phán... Tuy nhiên, tỉ lệ SV tham gia vào các hoạt động này chưa nhiều, xuất phát từ tâm lí coi việc hoàn thành các học phần sẽ đạt được kết quả đào tạo cao nên đa số SV chưa coi trọng hình thức này. Điều này dẫn đến hệ quả SV tốt nghiệp đảm bảo về kĩ năng chuyên môn nhưng yếu về kĩ năng hỗ trợ, không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Do đó, trong thời gian tới, các trường/khoa ĐHSP cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động đồn thể, cộng đồng, đồng thời đa dạng hố các hoạt động này tạo cơ hội để SV tham gia tích cực, chủ động nhằm hình thành và phát triển toàn diện NL cho người học.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả đào tạo, tổ bộ môn và các trường/khoa ĐHSP cần tăng cường một số hoạt động cụ thể như:

- Tổ bộ môn chủ động tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề trao đổi về kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho SV.

- Định hướng cho GV có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn về tổ chức đào tạo GVTH theo tiếp cận năng lực cho SV. Bằng cách làm này, nhà trường sẽ có nhiều tài liệu hay, dễ sử dụng phục vụ cho công tác giảng dạy của GV cũng như hoạt động học tập của SV.

- Thường xuyên tổ chức các hội thi cho ngành GDTH, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa... tạo cơ hội cho SV hình thành các năng lực như: giao tiếp, làm việc nhóm, thiết lập các mối quan hệ... góp phần hình thành và rèn luyện nhóm NL nghề nghiệp cho SV.

2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận năng lực

Khảo sát các đối tượng về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, kết quả được thể hiện ở bảng 2.14.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực (Trang 95 - 97)